Retroactive là gì? 3 dự án Retroactive tiềm năng nhất 2021

5/5 - (2 bình chọn)

Retroactive trở thành một làn sóng gây sốt kể từ tháng 9/2020. Retroactive được khởi đầu bởi Uniswap thông qua dự án airdrop đã tặng UNI Token cho những nhà đầu tư đã gắn bó từ đầu với dự án. Khi đó, các nhà đầu tư tự động nhận được một số lượng lớn UNI Token trong Ví với giá trị tương đương khoảng 1600 đô la Mỹ ngay sau khi UNI token được dự án Uniswap đưa lên sàn giao dịch. Mỗi UNI token thời điểm đó có giá khoảng 3-4 đô la Mỹ.

Nếu bạn đang tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường tiền điện tử, đã đến lúc bạn cần tìm hiểu về Retroactive và những dự án đầu tư tiềm năng nhất năm 2021 không nên bỏ lỡ. Review Invest cung cấp các thông tin phân tích chi tiết bên dưới.

Retroactive là gì
Retroactive là gì?

Định nghĩa Retroactive

Trước khi tìm hiểu Retroactive là gì, bạn cần biết một từ khóa phổ biến khác trong thị trường tiền điện tử đó là Airdrop.

  • Airdrop được hiểu là việc một dự án tặng miễn phí lợi nhuận cho nhà đầu tư, người dùng dưới hình thức tặng mã Token. Airdrop được triển khai dưới nhiều phương thức khác nhau như Retroactive, Hold & Stake Token hoặc thực hiện các nhiệm vụ của dự án đặt ra. Trong đó, Retroactive là một phương thức Airdrop phổ biến và được nhà đầu tư, người dùng ưa chuộng nhất.
Định nghĩa Retroactive
Định nghĩa Retroactive

Retroactive được hiểu là một sự kiện phân bố token của dự án cho những nhà đầu tư, người dùng đã sử dụng và hỗ trợ dự án trong những ngày đầu tiên bằng các hình thức: giao dịch hoặc cung cấp thanh khoản, thao tác SWAP, hoặc sử dụng các chức năng chính của dự án.

Retroactive hoàn toàn miễn phí, giúp dự án gia tăng số lượng người dùng, tìm ra lỗ hổng, lỗi code… của dự án.

Mục đích của cách này là token sẽ được phân phối đến đúng người dùng. Các token được tặng thưởng thông qua Retroactive đa phần đều có mục đích quản trị, nên các dự án cũng muốn trao thưởng cho người dùng thực thụ. Điều đó giúp các dự án tăng khả năng người dùng sẽ giữ lại Token và đóng góp xây dựng dự án lâu dài hơn.

Cách để bắt đầu Retroactive

Khi bắt đầu Retroactive cũng có nghĩa là bạn chấp nhận khả năng chưa chắc đã nhận được phần thưởng mong muốn. Bởi luật chơi đó là:

  1. Bạn lựa chọn dự án đầu tư có tiềm năng, phù hợp nhu cầu.
  2. Bạn cung cấp thanh khoản cho dự án bằng cách đầu tư tiền điện tử vào dự án, hoặc bạn thực hiện các nhiệm vụ trong dự án, tìm ra lỗ hổng, lỗi hệ thống…
  3. Dự án sẽ ghi nhận bạn có công lao, đóng góp to lớn đối với dự án ngay từ thuở sơ khai. Và dự án sẽ đền đáp lại những đóng góp của bạn bằng những phần thưởng Token. Tất nhiên, không phải dự án nào cũng sẽ “đền đáp” người dùng, bởi đây là sự tự nguyện và phụ thuộc quyết định riêng của dự án.

Lời khuyên: Nhà đầu tư Retroactive luôn cần sự bình tĩnh và không đặt nặng vấn đề thời gian khi bắt đầu.

Những dự án đã Retroactive thành công

Nhờ có Retroactive, nhiều dự án sàn giao dịch phi tập trung (DEX) đã trở nên nổi tiếng như Uniswap, 1Inch và gần đây là sàn dYdX, sàn ref.finance

1inch
1inch

Ngoài Uniswap đã được chúng tôi đề cập đến ở phần mở đầu của bài viết. Dự án 1Inch cũng rất thành công với hai lần Retroactive cho nhà đầu tư, người dùng có tham gia giao dịch, hoặc cung cấp thanh khoản cho dự án. Cả hai lần đều cho một lượng token khoảng 600 1INCH với giá trị khoảng 1.700 đô la Mỹ cho lần 1 và khoảng 2.400 đô la Mỹ cho lần 2.

dYdX

Sàn dYdX tặng 9,529 tokens cho người dùng có khối lượng giao dịch vượt trên 1 triệu đô la Mỹ tổng giá trị lên tới 100.000 đô la Mỹ với giá hiện tại. Số lượng token mà mỗi người dùng nhận được sẽ dựa vào độ hoạt động tích cực của họ trước đó trên nền tảng. Cụ thể là với những người dùng hoạt động ít tích cực nhất có thể nhận được 310 token khi giao dịch ít nhất 1 đô la Mỹ trên sàn và người dùng hoạt động năng nổ nhất kiếm được 9,529 tokens cho khối lượng giao dịch vượt trên 1 triệu đô.

3 Dự án Retroactive tiềm năng nhất 2021

Metamask

Metamask là một ví điện tử tiền điện tử phổ biến nhất trên thị trường. Người dùng có thể sử dụng Ví này để lưu trữ các loại tiền điện tử của nhiều dự án khác nhau. Ví được tích hợp Metamask Swap, một dạng sàn giao dịch phi tập trung (DEX) nhằm hỗ trợ tối ưu hoá trải nghiệm người dùng đối với tiền điện tử. Metamask có thể sử dụng trên cả máy tính và điện thoại, các tiện ích của ứng dụng có thể mở bằng Chrome, Firefox và Microsoft Edge.

Metamask
Metamask

Metamask hiện nay chưa ra mắt Token. Đây là dự án được đánh giá là tiềm năng nhất năm 2021 cho một đợt Retroactive trong tương lai gần. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn bài viết phân tích dự án Metamask của chúng tôi tại đây.

Orca

Orca là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được phát triển và hoạt động dựa trên nền tảng Solana. Các nhà sáng lập đề ra tiêu chí dành cho Orca đó là sinh ra bởi cộng đồng, dành cho cộng đồng. Mục tiêu của Orca đó là một sàn giao dịch tiền điện tử với phí giao dịch thấp, mạng lưới nhanh và thao tác đơn giản.

ORCA

Trong tương lai, Orca được xây dựng nhằm trở thành cầu nối giữa blockchain Ethereum và Solana để có thể phục vụ người dùng từ cả hai hệ thống này. Orca chưa phát hành Token. Bởi vậy, các nhà đầu tư và người dùng có thể cân nhắc đầu tư Retroactive vào dự án khác biệt này.

OpenSea

OpenSea là nơi người dùng giao dịch các vật phẩm kỹ thuật số NFTs hay còn gọi là sàn NFTs Marketplace. OpenSea hoàn toàn là hệ thống sàn giao dịch phi tập trung, cho phép người dùng mua bán – trao đổi và giao dịch những vật phẩm sưu tầm (Collections), trò chơi trong game (Game NFT), hoặc những sản phẩm trên hệ thống Blockchain được trao đổi bằng những hợp đồng thông minh (Smart Contract).

OpenSea

Mặc dù OpenSea được biết đến nhiều hơn nhờ xu hướng thị trường tiền điện tử nhưng trên thực tế, sàn giao dịch này cũng tạo ra nguồn thanh khoản rất lớn NFTs cho cả thị trường Non-Crypto. Nói một cách dễ hiểu thì người dùng sử dụng OpenSea tương tự như sàn giao dịch eBay để giao dịch NFT và nhiều loại tài sản điện tử khác.

Hiện có hơn 25.000 người đang tham gia OpenSea. Và các chuyên gia nhận định OpenSea có khả năng cao công bố các dự án Retroactive trong tương lai gần.

Lời kết

Trên thị trường hiện nay, số lượng các dự án Retroactive ngày càng nhiều và có chất lượng được đánh giá cao. Giá trị các dự án không chỉ vài nghìn đô la Mỹ mà còn lên đến hàng trăm triệu đô. Các chuyên gia dự báo con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa bởi sức hút mạnh mẽ của Retroactive nói riêng và các hình thức Airdrop nói chung đối với cộng đồng nhà đầu tư và người dùng tiền điện tử.

Trên đây là các chia sẻ về Retroactive. Chúng tôi mong rằng các thông tin trên hữu ích cho dự định tham gia thị trường tiền điện tử của bạn. Tiếp tục ủng hộ Review Invest tại những bài viết tiếp theo nhé. Chúc tôi chúc bạn thành công!

5/5 - (2 bình chọn)

Mời bạn tham gia nhóm trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn... mới nhất về thị trường Crypto & DeFi cùng hơn 5000+ anh em và cùng đội ngũ Review Invest.

Telegram Youtube

1 thoughts on “Retroactive là gì? 3 dự án Retroactive tiềm năng nhất 2021

Để lại một bình luận