Bài viết hôm nay, Review Invest tiếp tục tìm hiểu các chỉ báo phân tích kỹ thuật cơ bản trong giao dịch tiền mã hóa. Và chỉ báo được giới thiệu trong bài viết dưới đây là Bollinger Bands. Hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo cũng như cách sử dụng chỉ báo này trong trade coin nhé.
Khái niệm về Bollinger Bands
Bollinger Bands hay còn được biết đến với tên gọi là dải Bollinger. Đây là loại chỉ báo được sử dụng để đo biến động giá cả của thị trường. Giúp nhà đầu tư xác định được các tình trạng của thị trường như quá mua hoặc quá bán, tích lũy hay đang biến động.
Cấu tạo của chỉ báo Bollinger Bands gồm 3 thành phần
- Dải giữa: là một đường trung bình động SMA20
- Dải trên: là đường nằm phía trên đường SMA20. Dải này được tính toán dựa trên độ lệch chuẩn so với đường dải giữa.
- Dải dưới: là đường nằm phía dưới đường SMA20. Dải này được tính toán dựa trên độ lệch chuẩn so với đường dải giữa.
Các đặc điểm chính của chỉ báo Bollinger Bands
Lượng lớn giá sẽ dao động
Khi giá dao động lên xuống trên thị trường thì hai dải trên và dưới của Bollinger Bands cũng dao động tương ứng, Đặc điểm này khiến phần lớn giá dao động lên xuống đều nằm trong chỉ báo này.
Các khu vực quá mua hoặc quá bán
Khi giá chạm đến dải dưới của Bollinger Bands thì người dùng có thể biết được thị trường đang trong tình trạng quá mua. Ngược lại khi giá chạm dải trên thì báo hiệu thị trường trong tình trạng quá bán. Nghĩa là giá chạm dải trên sẽ điều chỉnh giảm trở lại còn giá chạm dải dưới sẽ điều chỉnh tăng trở lại.
Thể hiện tính biến động
Khi khoảng cách giữa hai dải trên và dưới của Bollinger Bands càng nhỏ thì thị trường đang trong giai đoạn tích lũy. Ngược lại khoảng cách dải càng lớn thì báo hiệu cho sự biến động mạnh của thị trường.
Với những đặc điểm trên đây của Bollinger Bands, nhà đầu tư có thể tận dụng tối đa để có thể tìm kiếm những cơ hội giao dịch đem lại lợi nhuận cao.
Những hạn chế của dải Bollinger Bands
Khi giao dịch trong kênh giá của dải Bollinger Bands, nhà đầu tư cần sử dụng dải trên và dải dưới của chỉ báo này. Bất cứ khi nào mà mức giá chạm tới một trong hai dải này thì giao dịch sẽ được thực hiện ngay lập tức.
Tuy nhiên phương pháp giao dịch bằng chỉ báo Bollinger Bands cũng có những điểm hạn chế
- Chỉ phù hợp với thị trường đang đi ngang và tích lũy với mức sinh lợi tương đối
- Khi giá có những biến động vượt khỏi dải Bollinger thì giá sẽ đi theo xu hướng mới
- Khi xu hướng mới được mở ra thì dải Bollinger cũng được mở rộng nhưng thiếu sự hợp lý.
Cách sử dụng Bollinger Bands mang tính hiệu quả trong giao dịch
Trong thực tế thì có rất nhiều chiến lược giao dịch chỉ báo Bollinger Bands khác nhau. Tuy nhiên có 3 phương pháp đơn giản và phổ biến mà các nhà đầu tư hay sử dụng.
Giao dịch với nút thắt cổ chai
Bước 1: Tìm cặp coin có hiện tượng nút thắt cổ chai với chỉ báo Bollinger Bands
Bước 2: Chờ đợi giá phá vỡ khỏi nút thắt cổ chai. Xác định giá phá vỡ tăng lên hay giảm xuống.
Bước 3: Vào lệnh khi đã xác nhận tín hiệu phá vỡ nút thắt cổ chai của dải Bollinger.
Giao dịch trong thị trường có xu hướng
Bước 1: Chờ giá hồi về dải giữa của dải Bollinger Bands
Bước 2: Kẻ đường trendline nhỏ
Bước 3: Vào lệnh khi giá phá vỡ trendline để tăng lên hoặc giảm xuống
Bước 4: Chốt lời khi giá tăng lên đến dải trên hoặc khi giá giảm xuống dải dưới. Bạn cũng có thể dựa vào tình hình của thị trường để giữ lệnh.
Giao dịch khi thị trường trong tình trạng sideway
Bước 1: Xác định thị trường sideway bằng khung thời gian lớn
Bước 2: Bạn vào khung thời gian nhỏ hơn để giao dịch
Bước 3: Bạn nhập lệnh Mua khi giá chạm dải dưới & Bạn nhập lệnh Bán khi giá chạm dải trên
Lời kết
Hy vọng với bài viết trên của Review Invest bạn có thể hiểu thêm về chỉ báo Bollinger Bands cũng như cách sử dụng nó hiệu quả, Bollinger là một trong những công cụ phân tích thị trường tiền mã hóa rất phổ biến và hữu ích và được nhiều trader sử dụng. Để có thể ứng dụng tốt chỉ báo này vào các giao dịch của mình, bạn nên theo dõi những bài viết những biến động của thị trường luôn được Review Invest cập nhật liên tục hàng ngày.