Web 3.0 thu hút rất nhiều sự chú ý của tất cả mọi người thời gian qua. Vậy Web 3.0 là gì và các thành phần trong Web 3.0 là những gì? Cùng ReviewInvest tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Web 3.0 là gì?
Để có thể hiểu hơn về Web 3.0, ta cần tìm hiểu qua về Web 1.0 và 2.0. Chi tiết về quá trình từ Web 1.0 -> Web 3.0, có thể đọc tại bài viết dưới đây:
Xem thêm: Web 3.0 là gì? Hiểu rõ khái niệm Web 3.0 Foundation – thế hệ web phi tập trung
Ngắn gọn về sự khác biệt của 3 thế hệ này như sau:
- Web 1.0: Chủ website là người duy nhất đưa ra thông tin, nội dung trên sản phẩm của mình.
- Web 2.0: Mọi người tham gia đều có thể đóng góp, chia sẻ nội dung.
- Web 3.0: Nền tảng dữ liệu, nội dung sẽ được chia sẻ giữa nhiều trang web khác nhau.
Một cách định nghĩa mà Chris Dixon (đại diện quỹ a16z) chia sẻ mà anh em cũng nên tham khảo qua để có góc nhìn toàn diện hơn về Web 3.0.
We are now at the beginning of the Web 3 era, which combines the decentralized, community-governed ethos of Web 1 with the advanced, modern functionality of Web 2.
— Chris Dixon (@cdixon) September 26, 2021
Phân mảng Web 3.0
Dưới đây là cách chia mảng để dễ hình dung hơn về Web 3.0.
Nhóm 1 – Hạ tầng
Đầu tiên là lớp hạ tầng (Infrastructure). Mảng này thường chú trọng đến xử lý dữ liệu, các vấn đề kỹ thuật để Web 3.0 có thể dễ dàng trao đổi thông tin.
- Oracle: thị trường phi tập trung cho quá trình xác thực dữ liệu.
- Storage: lưu trữ phi tập trung các dữ liệu trên blockchain.
- Index: truy vấn dữ liệu.
- Host Server, RPC: cổng nối để các trang web bình thường có thể kết nối với hạ tầng Web3.
Nhóm 2 – Ứng dụng DeFi
Tiếp đó là các Dapp. Thường thì lớp này sẽ thiên về mảng tài chính, giúp luân chuyển giá trị trong hệ thống Web3. Các sản phẩm sàn giao dịch anh em thường dùng có thể gộp vào nhóm này.
Bên trong mảng này có thể chia tách theo nhiều lớp khác nhau, bao gồm các thành phần cấu tạo nên một hệ sinh thái DeFi thông thường như AMM-DEX, Lending, Aggregator,..
Nhóm 3 – Ứng dụng đời thực
Cuối cùng là lớp Ứng dụng đời sống nhưng được ứng dụng công nghệ blockchain. Đây là lớp sát với end-user nhất và mục dịch của nó là đem Web 3.0 đến gần với người dùng. Các ứng dụng chơi game, nghe nhạc, tạo nội dung thì có thể được quy vào nhóm này.
Những đột phá của Web 3.0
Web 3.0 thừa hưởng các đặc tính tốt của Web 2.0 và có thêm những yếu tố giúp giải quyết hạn chế của Web 2.0 bao gồm:
- Verifiable: Mọi thứ đều minh bạch và có thể xác nhận on-chain.
- Trustless & Permissionless: Hạn chế tối đa những yếu tố liên quan đến lòng tin và bất kỳ ai cũng có thể tham gia.
- Self-Governing: Lấy người dùng làm trọng tâm, bản thân người dùng có toàn quyền với thông tin và tài sản của mình.
- Distributed: Quyền lực được phân phối cho người dùng và các quyết định sẽ được đưa ra và thực hiện bởi các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO). Tất cả đều không thể bị kiểm soát bởi một bên tổ chức tập trung nào đó.
- Native built-in payments: Các ứng dụng của Web 3.0 không yêu cầu người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân và không thể ngăn cản việc thanh toán, giao dịch của người dùng.
Nhìn vào các đặc điểm trên anh em có thấy tương sự tương đồng giữa những thứ mà Web 3.0 mang lại và blockchain mang lại không? Không phải ngẫu nhiên blockchain có thể phát triển mạnh mẽ như vậy, chúng là một phần không thể thiếu trong sự hình thành của Web 3.0. Có thể nói nhờ blockchain mà có Web 3.0 và nhờ Web 3.0 mà blockchain có thể phát triển.
Xem thêm: Blockchain là gì? Blockchain đã hoạt động như thế nào cho tới nay?
Tiềm năng của Web 3.0
Những đột phá của Web 3.0 đã và đang mở ra những cánh cổng lớn giúp tạo ra những mô hình kinh doanh và ngành nghề mà trước đây ta khó có thể tưởng tượng tới.
Minh chứng điển hình nhất vào thời điểm hiện tại chính là Crypto. Việc áp dụng công nghệ blockchain với việc loại bỏ yếu tố lòng tin, loại bỏ sự cần thiết của bên thứ ba trong giao dịch đã tạo ra những trải nghiệm và những sản phẩm thực sự tuyệt vời.
Chỉ cần một chiếc ví Non-Custodial, ta có thể gửi tiền cho bất kỳ ai ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Nhờ DeFi ta có thể gửi tiền trong ngân hàng mà không cần phải đến ngân hàng trong khi lãi suất tốt hơn, ta có thể vay mà không cần nhìn mặt chủ nợ, ta có thể tối ưu lợi nhuận bằng cách xoay vòng vốn hoặc farming.
Nhờ các game Play to Earn và NFT mà tài sản trong game của người chơi là của người chơi và không thể bị phá hủy, đồng thời cũng tạo ra một nguồn thu nhập từ game.
Ngoài ra còn rất nhiều những đột phá khác đang chờ được khám phá.
Chỉ trong một năm từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021, vốn hóa của thị trường tăng từ $450 tỷ đô lên gần $3000 tỷ đô, một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.
Mà anh em hãy nhớ, Crypto chỉ là một ứng dụng được khám phá đầu tiên trong nhiều ứng dụng mà Web 3.0 có thể làm được trong tương lai. Nhìn vào số liệu tăng trưởng thực tế mà Crypto đạt được mình rất lạc quan về việc Web 3.0 sẽ có tác động thay đổi nhân loại như Web 2.0 đã từng và thậm chí còn hơn.
Hạn chế của Web 3.0
Tuy có một tiềm năng rất to lớn nhưng phải thừa nhận rằng Web 3.0 vẫn còn ở giai đoạn khá sơ khởi.
Một vài hạn chế có thể kể đến như:
- Tính mở rộng: Vẫn còn một khoảng cách lớn giữ Web 2.0 và Web 3.0 nếu xét về tính mở rộng, tốc độ xử lý, chi phí,…
- UX: Trải nghiệm người dùng vẫn chưa thực sự tốt vì để tham gia các sản phẩm của Web 3.0 như Crypto, người dùng cần phải học những kiến thức mới, tải những phần mềm mới và thao tác nhiều bước khác nhau. Đây là một rào cản để tiến tới mass-adoption.
- Tính tiếp cận: Các ứng dụng hầu hết được build độc lập chứ không được tích hợp với các ứng dụng phổ biến và quen thuộc của Web 2.0, làm giảm tính tiếp cận đến với người dùng.
- Chi phí: Chi phí để phát triển một dự án là rất đắt đỏ, những dapps thường gặp khó khăn trong việc đưa code lên blockchain vì phí gas của Ethereum hay chi phí phải bỏ ra trong việc audit cũng rất cao.
Tuy có những hạn chế nhưng tất cả đều đang được khắc phục dần. Việc còn ở giai đoạn sớm và còn nhiều vấn đề cần giải quyết cũng đồng nghĩa với việc mở ra nhiều cơ hội cho những con người tin tưởng vào tương lai của Web 3.0 và phát triển những sản phẩm liên quan.
Các dự án Web 3.0 nổi bật
Chắc hẳn với những thông tin ở trên anh em cũng có thấy độ rộng của Web 3.0. Có thể nói blockchain là một phần của Web 3.0 và các dự án phát triển trên blockchain đều thuộc Web 3.0.
Ở phần dưới mình sẽ liệt kê một vài dự án Web 3 nổi bật được tổng hợp từ Web 3 Index.org. Trong giai đoạn ban đầu, Web3 Index chỉ tổng hợp các dự án thuộc mảng dịch vụ và chỉ số đánh giá của website dựa vào doanh thu từ việc bán sản phẩm của protocol.
Mình khá thích cách làm này, vì trong cơn sốt vàng kẻ được lợi nhiều nhất là người bán xẻng chứ không phải là kẻ đào vàng, và cách đánh giá dựa trên doanh thu thể hiện rõ độ hiệu quả của dự án thay vì các chỉ số như TVL hay vốn hóa.
Arweave
Arweave (AR) là Protocol lưu trữ dữ liệu Blockchain dựa trên thuật toán đồng thuận thế hệ mới Proof of Access để tạo ra kho lưu trữ dữ liệu thực sự vĩnh viễn đầu tiên trên thế giới.
Vào tháng 12, 2020 Solana đã phát triển SOLAR bridge cho phép chuyển giao dữ liệu từ Solana để lưu trữ ở Arweave và cũng có thể truy vấn dữ liệu ngược lại từ Arweave sang Solana. Từ đó đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu của Arweave
Livepeer
Livepeer (LPT) là cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho streaming video theo hướng phi tập trung. Livepeer tận dụng tính phân quyền của Blockchain khiến người dùng có thể làm chủ được nội dung mình tạo ra và có thể tự do chia sẻ nội dung một cách hiệu quả hơn.
Filecoin
Filecoin (FIL) giống Arweave, là dự án cùng thuộc mảng Decentralized Storage. Filecoin được biết tới là một trong những tên tuổi đầu tiên làm về mảng storage và nổi bật nhất nhờ ứng dụng giao thức phân phối mã nguồn mở (IPFS).
The Graph
The Graph (GRT) là một giao thức cho phép lập chỉ mục (index) và truy vấn dữ liệu từ Blockchain. The Graph cho phép bất kỳ ai cũng có thể truy cập để xây dựng và publish các API gọi là Subgraph. Subgraph giúp việc truy cập Data từ Blockchain dễ dàng hơn.
Helium
Helium (HNT) là một mạng lưới không dây peer to peer phi tập trung (Decentralized Wireless Network) được xây dựng trên nền tảng blockchain. Nó hoạt động dựa trên Proof of Coverage và thuật toán đồng thuận mới dựa trên HoneyBadger BFT.
Helium được dùng để định tuyến dữ liệu cho các thiết bị IoT tầm xa (Internet of Thing) có công suất thấp.
Polkadot
Polkadot chính là một trong những top coin nổi bật của web 3.0 của mạng lưới phi tập trung, sử dụng công nghệ đa chuỗi, không đồng nhất và khả năng mở rộng cao dựa trên nền tảng Blockchain
Lời kết
Web 3.0 là một chủ đề rất rộng, chỉ một trong những ứng dụng của chúng ví dụ như Crypto cũng cần chúng ta dành nhiều thời gian để tìm hiểu và nắm bắt. Và tương tự như cách Crypto đã, đang và sẽ khiến nhiều người đổi đời, những ứng dụng khác của Web 3.0 sẽ tạo ra một sự chuyển dịch lớn về sự thịnh vượng cho những thế hệ chịu thay đổi.
Các thế hệ Web trước mất hàng chục năm để phát triển và dần được ứng dụng nhiều trong đời sống và điều này cũng tương tự với Web 3.0, mọi thứ sẽ được phát triển và ứng dụng từ từ để rồi một ngày ta sẽ sử dụng chúng một cách tự nhiên như ta dùng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter,…
Những ưu điểm mà Web 3.0 mang lại sẽ dần được liên kết với nhau, giúp tạo ra một trải nghiệm xuyên suốt và hiệu quả hơn nơi mà con người làm trọng tâm. Bên cạnh đó là những đột phá ở quy mô toàn cầu khi mọi giới hạn vật lý được phá bỏ và chúng ta đang thực sự tiến tới một thế giới phẳng hơn bao giờ hết.
Hy vọng bài viết trên đã giúp anh em hiểu hơn về Web 3.0. Khác với giai đoạn đầu lúc mọi thứ đều là lý tưởng thì ở thời điểm hiện tại những ứng dụng của Web 3.0 đã dần đi vào đời sống và có tốc độ phát triển rất nhanh. Nếu có thêm thông tin gì về Web 3.0, anh em có thể comment dưới bài viết này cho ReviewInvest biết nhé!