Blockchain là gì? Blockchain đã hoạt động như thế nào cho tới nay?

5/5 - (5 bình chọn)

Nếu bạn đã theo dõi ngân hàng, đầu tư hoặc tiền điện tử trong mười năm qua, bạn có thể đã nghe đến thuật ngữ “blockchain”, nền tảng đứng sau Bitcoin. Vậy Blockchain là gì? Blockchain đã hoạt động như thế nào cho tới nay? Cùng tìm hiểu qua bài viết của ReviewInvest dưới đây nhé.

Blockchain là gì? 

Blockchain là chủ đề đang vô cùng nóng trên toàn cầu hiện nay. Cùng với Bitcoin và tiền điện tử trở thành đề tài bàn luận trên rất nhiều mặt báo và trong những cuộc trò chuyện của mọi người. Tuy nhiên, khi nói về blockchain vẫn còn nhiều tranh cãi. Có người lo lắng rằng Bitcoin có thể chỉ là bong bóng, nhiều người cho rằng công nghệ phía sau nó là một sự đột phá, và công nghệ ấy sẽ tiếp tục con đường của mình cho đến khi được chấp nhận và tích hợp với Internet.

Thậm chí, Jamie Dimon, CEO của JP Morgan, người đã gay gắt phản đối Bitcoin và gây ra nhiều lo lắng cho cộng đồng tiền điện tử cũng đã đồng ý rằng, công nghệ DLT (công nghệ sổ cái phân tán – distributed ledger technology) có tiềm năng rất lớn để thay đổi ngành tài chính và các ngành khác. Hơn nữa, JP Morgan cùng với nhiều ngân hàng đã tiến hành kiểm tra blockchain cho những trường hợp sử dụng khác nhau trong thực tế.

Khái niệm Blockchain 

Đối với người dùng, Blockchain là một cuốn sổ cái phi tập trung, ai cũng có thể sở hữu và lưu trữ bản sao giống hệt nhau. Đối với dân kỹ thuật nó như database phân tán rất nhiều nodes, mỗi nodes hoàn toàn giống nhau.

Sổ cái (ledger) là một định nghĩa trong tài chính, là nơi lưu trữ tất cả các giao dịch (transaction).

Blockchain là một cuốn sổ cái phi tập trung. Về mặt công nghệ, đây được xem là một database

Bitcoin là một hiện thực hoá, là blockchain đầu tiên. Về sau có rất nhiều blockchain khác ra đời như: Ethereum, Binance Smart Chain, Terra, Solana,…

Lý do gọi là blockchain vì bên trong nó là những khối được nối vào nhau liên tiếp. Mỗi khối mang thông tin mã hoá từ khối trước đó. Điều này khiến blockchain gần như không thể bị tác động hoặc thay đổi, giả mạo dữ liệu.

Một “khối” trong blockchain chứa một hoặc nhiều các thông tin dữ liệu, thông thường là những transaction về chuyển tiền, giao tiếp với smartcontract, deploy smartcontract,…

Một “khối” trong blockchain chứa một hoặc nhiều các thông tin dữ liệu

Blockchain sẽ không chứa tất cả các address ví, nó chỉ chứa thông tin giao dịch của ví.

Cơ chế Proof of Work (PoW)

Miner (thợ đào) là những người tham gia vào blockchain để kiếm coin thưởng từ việc giúp hệ thống tạo block và xác thực block. Với PoW, các miner sẽ cần sức mạnh máy tính rất lớn để hashing liên tục để tìm được dãy số “thích hợp”.

Cách hoạt động của Proof of Work (PoW)

VD:  Tìm x khi đã biết f(x) = y.

Việc tìm dãy số này rất khó, phải thử đi thử lại hàng tỉ phép toán ngẫu nhiên. Nhưng việc xác thực kết quả lại rất dễ. Giống như ta bỏ x vào hàm f(x) để kiểm tra xem có bằng y hay không. Miner nào tìm được dãy số này sẽ được thưởng (reward) một lượng coin nho nhỏ. Sau này có nhiều phương pháp khác như PoS, PoA,… 

Wallet trong Blockchain là gì? 

Wallet trong blockchain như ví tiền thông thường, chỉ là nó chứa các crypto currencies. Wallet sẽ bao gồm 2 phần: address (public) ai cũng có thể biết và tra cứu tài sản và private key chỉ có chủ wallet mới biết. 

Wallet trong blockchain như ví thông thường và chứa các crypto currencies

Nếu sỡ hữu private key của một wallet có thể thực hiện mọi loại transaction trên ví. Mỗi chain sẽ có 1 ví riêng (vì thế address khác nhau). Một số app sẽ hỗ trợ multi-chain cho tiện nhưng bản chất vẫn là address chain nào thì dùng chain đó.

Mnenomic trong Wallet  

Hiện tại khi tạo wallet mới, chúng ta sẽ được nhận random một dãy Mnemonic (12/15/18 chữ). Bản chất Mnemonic không phải là 1 private key đơn thuần, nó là 1 root key (BIP32, BIP44). Từ root key này nó có thể phát sinh ra gần như vô hạn các private key khác. Người dùng chỉ cần lưu Mnemonic lại rồi mang đi sử dụng mỗi khi cần (import wallet).

Mô phỏng Mnenomic trong Wallet

Lưu ý: quá trình phát sinh Mnemonic này hoàn toàn này trên máy tính cá nhân, không cần có bất kì server, hay network nào cả.

Ethereum là gì? 

Bitcoin đã chứng minh được sức mạnh trong mảng tài chính: tính phi tập trung, bảo mật và minh bạch. Thế thì với các mảng khác thì sao?? Liệu chúng ta có dùng blockchain để chứa các loại data khác?! Đây là lý do thúc đẩy Ethereum ra đời. Vẫn là một blockchain nhưng có thể lập trình được thông qua Smart Contract (hợp đồng thông minh).

Ethereum là blockchain có thể lập trình được qua Smart Contract

Smart Contract 

Về bản chất có thể hiểu rằng Smart Contract cũng như 1 account user trong blockchain. Smart Contract có address, chứa tài sản được, thực hiện được các transaction,..Điểm khác biệt chính là Smart Contract được lập trình và khi vào blockchain là không thể sửa đổi.

Smart Contract được ứng dụng vào các hợp đồng tài chính, DApp, tokens, NFT, Def,…Vì tính chất không thể can thiệp này, Smart Contract giúp cho các nhà phát triển loại bỏ được niềm tin vào con người và giúp blockchain ứng dụng được vào các mảng khác.

Cách hoạt động của một Smart Contract

Một ví dụ rất đơn giản rằng bạn có một ý tưởng chấn động và muốn gọi vốn. Bạn đưa ra lời hứa nếu huy động đủ 1,000,000$ bạn sẽ thực hiện dự án này. Nếu không thì các nhà đầu tư nhận lại tiền sau 1 khoảng thời gian nào đó. Bạn sẽ làm như thế nào? Xem gợi ý 2 cách dưới đây và tự tìm ra câu trả lời cho mình nhé:

2 cách giải quyết cho bài toán Blockchain ETH
  • Nếu dùng một bên trung gian (3rd) thì tất cả chúng ta buộc phải tin và để họ làm “trọng tài”. Đó là mô hình quản lý tập trung truyền thống.
  • Nếu dùng Smart Contract để lập trình, đưa các điều kiện và lời hứa trên vào thì sẽ không cần bên trung gian nào cả. Đây chính là cơ chế ICO – Initial Coin Offering nổi tiếng.

Token ERC-20

Ethereum có token riêng gọi là ETH (Ether). ETH được xem là native token (hay là coin) của Ethereum chain. Các dự án phát triển trên Ethereum thông thường sẽ phát hành một đồng tiền riêng cho dễ quản lý. Đó chính là token.

Tuỳ vào nhà tạo lập muốn sử dụng token vào việc gì của họ. Nhưng chúng có những đặc điểm chung (trong smart contract):

  • Có tên, có mã viết tắt.
  • Có lượng phát hành tối đa, đơn vị tính thập phân.
  • Có thể giao dịch (tranfers) được,…

Vì thế cần một chuẩn chung chính là ERC-20.

Các token dựa trên Standard ERC-20

Cách application thao tác với Blockchain (DApp) 

Để các application thao tác được với blockchain sẽ cần provider Web3. Bản chất đây là một cái plugin js được embed vào browser (VD: Metamask) – Nó là extension trong Chrome. Provider này (thường là Wallet) sẽ quản lý private key và sign các transaction khi có yêu cầu. App có dùng Web3 Provider sẽ được gọi là Decentralized App (DApp).

Mô phỏng thao tác của App với Blockchain (dApp)

Những vấn đề trong DApp 

DApp lúc này chạy trên Ethereum chain nên phí giao dịch cao, thời gian duyệt transaction rất chậm. Trên thực tế, khi sản phẩm vận hành thì người dùng không có thao tác với blockchain (off-chain). Quá trình này chiếm hơn 90% dự án. Vì thế không phải DAPP nào cũng minh bạch.

Các logic và nghiệp vụ của một dự án rất nhiều, nếu dùng toàn bộ lên blockchain sẽ rất tốn phí (gas). Và smart contract lại không thể thay đổi được. Tới thời điểm này thì ERC-20 chỉ mang tính chất “đầu cơ” và gọi vốn là chính. Đây là câu truyện phổ biến vào năm 2016-2018.

Blockchain DeFi là gì? 

3 năm sau khi Blockchain ra đời, vào năm 2019, Blockchain DeFi – một nền tảng tài chính phi tập trung – tiếp nối sự thành công của Blockchain tạo nên nhiều cơn sốt trong lĩnh vực tiền điện tử.

Khái niệm Blockchain DeFi 

Decentralized Finance (DeFi) là nền tảng tài chính phi tập trung. Hãy nghĩ về bank (ngân hàng) giúp huy động và điều phối dòng tiền, cung cấp thanh khoản, các dịch vụ tài chính,… Bản thân bank chính là một uỷ thác đầu tư trong hệ thống tài chính tập trung (Centralized Finance). Defi dùng sức mạnh của blockchain để phi tập trung, minh bạch và phi uỷ thác (Non-Custodial).

Decentralized Finance (DeFi) là nền tảng tài chính phi tập trung

Có 2 bài toán được đưa ra trước khi thành lập DeFi:

  • Nếu blockchain hoạt động trong tài chính để thuần đầu cơ hoặc tích sản thì sẽ rất lãng phí. Vậy ai hay tổ chức nào sẽ đứng ra điều phối dòng tiền này vào đúng nơi cần nó?
  • Hiện tại việc giao dịch, chuyển đổi các loại token và ICO diễn ra trên sàn tập trung. Rất rủi ro!!! Các dự án có blockchain sẽ cần thanh khoản để hoạt động, vậy ai cấp cho họ?

Chúng sẽ phải cần một “ngân hàng” đặc biệt, để giải quyết rất nhiều bài toán tương tự như trên. DeFi từ đó ra đời với cốt lõi là các Smart Contract.

Ứng dụng của DeFi 

  • Stablecoins: để phát hành được StableCoin sẽ cần các tài sản thế chấp (vàng, usd,…). Nhưng với DeFi, StableCoin v2 sẽ sử dụng chính crypto currencies làm thế chấp.
  • Lending/Borrowing: dịch vụ vay phi tập trung, người cho vay sẽ cung cấp thanh khoản cho bên đi vay. Lãi suất được tính trong smart contract sau một khoảng thời gian nhất định.
Lending/Borrowing: Dịch vụ vay phi tập trung
  • Decentralized Exchange (DEX): sàn giao dịch phi tập trung. Khác với sàn tập trung (CEX), DEX giúp người dùng hoàn toàn ẩn danh và rất an toàn vì thực hiện ngay trên blockchain.
  • Liquidity Mining: một cách đơn giản thì nó như gởi tiền tiết kiệm và nhận lãi suất, đương nhiên hoàn toàn phi tập trung. Ngoài ra còn có Insurance, Derivatives,…

DeFi Ex (Sàn DEX) 

Thanh khoản cho app phát hành token

Giả định rằng có một MyApp dùng blockchain và phát hành MyToken. App này dùng Binance Smart Chain (BSC) – Một chain rất nổi tiếng và được ưu chuộng vì có nhiều sản phẩm DeFi và rất active.

Khi NPH muốn IDO (Initial Decentralized Offering) – tạm dịch là mở bán token phi tập trung. Họ sẽ phải tạo thanh khoản cho cặp tokens: BNB/MyToken. Đây là một Liquidity Pool (bể thanh khoản). Ở đây BNB là native token (coin) của BSC. Tất cả các app trong hệ sinh thái buộc phải dùng BNB. Bản chất LP này là một smart contract để quản lý tỉ giá cũng như các lệnh chuyển đổi giữa 2 loại token trên.

Các sàn DEX chỉ cần list cặp BNB/MyToken là user có thể dùng BNB của họ để đổi lấy (swap) sang MyToken và ngược lại.

NOTE: Với người dùng (holder, cá mập), thay vì hold rất nhiều token MyApp và BNB để không ở đó. Họ sẽ có thể cung cấp thanh khoản cho game và sàn DEX đổi lấy một lợi nhuận nhất định. Phương thức này thường được biết đến là Yield Farming (canh tác lợi tức). Farm tokens giúp các Holders tối ưu được lợi nhuận trong lúc hold tokens. Người cung cấp thanh khoản gọi là Liquidity Provider.

Yield Farming trên sàn DEX

Cách hoạt động của sàn DEX (Swapping tokens)

Cách sàn DEX hoạt động được mô tả ở hình sau:

Cách hoạt động của sàn DEX

DeFi ảnh hưởng tới “cuộc chơi” như thế nào?

DeFi bùng nổ là một tất yếu và cũng là nơi mà sức mạnh blockchain được phát huy tối đa. Là động lực thúc đẩy các chain mới ra đời với chiến lược phát triển các mảng ghép DeFi trước. Khi chains có nhiều projects DeFi mạnh và thu hút được dòng tiền thì chain (hệ) đó sẽ mạnh, ngày càng có nhiều project nữa ra đời.

Như thế DeFi dần hình thành nên một ecosystem hoàn chỉnh: Layer 1 (blockchain platform), Layer 2 (Liquidity, Protocol,…), Layer 3 (applications, game, wallet). Có thể thấy rằng bên trong một chain giống như một quốc gia với 1 nền kinh tế vi mô. DeFi giúp thu hút và điều phối dòng tiền cho các dự án phát triển tốt hơn.\

Solana Ecosystem: ví dụ cho một hệ sinh thái toàn diện

TVL (Total Value Locked) là tổng giá trị token/coin bị khoá vào. Có thể hiểu nó là sự thu hút dòng tiền của một chain, protocol hoặc dự án. Chain nào có TVL càng cao, tốc độ tăng trưởng tốt sẽ phản ánh qua TVL.

Minh hoạ cho Total Value Locked

Tokenomics là gì? 

Tokenomic là yếu tố kinh tế, cách một token được sử dụng, tổng cung, cung lưu thông, phân bổ và lịch giải ngân như thế nào. Đây là một yếu tố cực kì quan trọng đối với một dự án blockchain.

Một dự án có tokenomic được thiết kế tốt sẽ có rất nhiều lợi thế để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lẫn người dùng. Token sẽ có nhiều loại: Coin (native), Tiện ích (utility), điều hành (governance), Staking, Farming, Social/Fan,…Vì thế nắm được đặc tính token hay tokenomic sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và sinh lợi tốt.

Các thông tin về Token có thể gói gọn trong một số mục như sau:

  • Giá, Token Supply, Market Cap & FDV:
Price, Token Supply, Market Cap & FDV
  • Token Allocation (Phân bổ token):
Một số ví dụ về Token Allocation
  • Token Release Schedule (Lịch phát hành Token):
Ví dụ về Token Release Schedule
  • Token Sale:

NFT là gì? 

Khái niệm NFT 

NFT là Non-Fungible Token – Tạm dịch là token không thể hoán đổi. Bản chất nó vẫn là 1 token, chỉ là ở chuẩn ERC-721. Token thường (ERC-20) thì mỗi token là y chang nhau, có chung thị giá.

Non-Fungible Token là token chuẩn ERC-721

NFT mỗi token là một “thực thể” riêng biệt nên có thị giá khác nhau. Một cách hiểu đơn giản thì NFT chính là 1 hiện thực của tài sản số nhất định. NFT trong game là các Pet, Skill, Egg, Item,…NFT trong lập trình thì nó chính là class của OOP, một token chính là một instance của nó.

Ứng dụng của NFT trong Game

Hiện tại đa số các dự án game NFT khi user đang chơi game thì sẽ không giao tiếp với blockchain (gọi là off-chain). Đến khi user có nhu cầu “claim”/”mint” token thì mới giao tiếp với blockchain thông qua các smart contract (gọi là on-chain).

NFT có thị giá hoàn toàn do cung cầu giữa các user với nhau. Để hỗ trợ cho việc mua bán NTF diễn ra tốt hơn thì các nhà tạo lập thường tạo ra NFT Marketplace (thường là on-chain) riêng.

Tài sản kỹ thuật số NFT (NFT Digital) 

NFT không chỉ dùng cho game, mà còn là nhiều loại sản phẩm số khác. NFT có thể được dùng để “đại diện” cho một tài sản số nào đó: music, logo, video, photo,…Nhưng NFT không thực sự chứa toàn bộ dữ liệu của các tài sản số. VD video Full HD 4GB không thể có NFT 4GB này được.

NFT thường biểu thị cho quyền sở hữu chính là vấn đề về bản quyền. Các nhà tạo lập và developer có thể thoải mái tạo ra các NFT rồi đăng bán chúng trên các sàn tập trung nổi tiếng: OpenSea, Binance,…Người sở hữu có thể bán hoặc chuyển sở hữu chúng cho người khác. Tuy nhiên không thể “hoán đổi” chúng với các loại tài sản khác. Đây là đặc tính của NFT.

GameFi là gì? 

GameFi đơn giản là Game + Finance. Game thủ (player) có thể chơi game và kiếm ra tiền – Play to Earn (P2E)

Việc kiếm tiền này thực hiện thông qua gameplay: thực hiện nhiệm vụ, đánh boss, staking vật phẩm,… để nhận được token trong game hoặc các NFT trong game.

GameFi là Game + Finance

Các token và NFT được giao dịch sôi nổi ngoài thị trường, từ đó tạo động lực cho các player tham gia vào trò chơi và tạo ra nhiều tài sản hơn nữa.

Bản chất thế giới trong Game là một thị trường độc lập vì thế cung cầu cũng độc lập tuỳ vào độ hot của game và item user sở hữu.

Một số nền tảng cho user sáng tạo NFT mới gọi là Create to Earn (C2E).

Cẩn thận về Scammers trong NFT 

Thế giới DeFi, GameFi kết hợp NFT đang thực sự rất sôi động, thu hút rất nhiều dòng tiền… và cả nhiều scammers. Một dự án tốt, không phải scam, thường phải có đội ngũ tốt, nhà đầu tư uy tín, có tokenomic tốt. Dự án thực tế mang đến giá trị cho người dùng,không vẽ vời và chỉ tồn tại trên whitepaper.

Một số dự án có thể hoàn toàn chưa có gì, hoặc từ một dự án đã có từ trước và gắn blockchain vào. Nên nhớ blockchain trong những dự án này chỉ đóng vai trò không tới 10%.

Hiện tại các dự án tốt có thể không tung token ra ngay. Họ sẽ ra mắt sản phẩm trước, có người dùng nhất định rồi mới ra token (retroactive). Vì thế hãy thật cẩn thận với các quyết định đầu tư của bạn.

Lời kết 

Trên đây là bài viết “Blockchain là gì? Blockchain đã hoạt động như thế nào cho tới nay?”. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều điều bổ ích về block hain.

Nếu bạn còn thắc mắc nào hay muốn chia sẻ những kiến thức của bạn công nghệ này, hãy comment dưới bài viết cho ReviewInvest biểt nhé!

Nguồn tham khảo: Bài viết Blochain NFT DeFi GameFi – Viet Tran.pdf của anh Viet Tran.

5/5 - (5 bình chọn)

Mời bạn tham gia nhóm trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn... mới nhất về thị trường Crypto & DeFi cùng hơn 5000+ anh em và cùng đội ngũ Review Invest.

Telegram Youtube

Trả lời