Automated Market Maker là gì? Đánh giá ưu điểm của cơ chế AMM

Đánh giá bài viết

Automated Market Maker (AMM) đang trở thành một phần không thế thiếu của thế giới DeFi. Có thể bạn đang tham gia DeFi những chưa thực sự hiểu về Automated Market Maker là gì? Cách thức hoạt động của cơ chế AMM là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu nhanh chóng và đánh giá đúng ưu điểm của Automated Market Maker mang lại.

Automated Market Maker là gì

Automated Market Maker (AMM) là phương thức tạo lập, cho phép người dùng giao dịch tài sản kỹ thuật số tự động. Các giao dịch được thực hiện bằng các nhóm thanh khoản và thuật toán để tính giá theo thời gian thực.

Automated Market Maker là gì
Automated Market Maker là gì

Đối với cơ chế giao dịch truyền thống gồm người mua và người bán. Các bên sẽ tự thỏa thuận các mức giá, phương thức khác nhau cho một tài sản. Đối với AMM, Smart Contract sẽ đóng vai trò “trung gian”. Người bán gửi tài sản vào Liquidity Pool, sau đó người mua sẽ hoán đổi (Swap) lấy tài sản họ muốn thông qua Smart Contract.

AMM là công cụ cốt lõi của Ethereum và một số các sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Ở mỗi sàn DEX theo một thuật toán định giá khác nhau giữa các nền tảng. Tuy nhiên, về bản chất AMM thì khá giống nhau.

Giới thiệu AMM là gì

Thị trường tiền điện tử mấy năm nay, người dùng chủ yếu giao dịch trên những sàn giao dịch tập trung. Sau quá trình sử dụng, một số bất cập, hạn chế xuất hiện. Các yếu tố chưa đáp ứng đúng về công nghệ Blockchain như tính bảo mật và ẩn danh. Dẫn tới rất nhiều vụ tấn công (hacker) lớn nhỏ xuất hiện tại các sàn giao dịch này.

Quá nhiều sàn giao dịch tập trung mọc lên, dẫn đến vấn đề tài sản tiền điện tử bị phân tán. Tính thanh khoản của người dùng bị gián đoán trong việc chuyển dịch tài sản từ sàn này sang sàn khác.

Thời gian gần đây, thị trường tài chính phi tập trung bùng nổ, các loại token cũng mọc lên như nấm. Tính bảo mật, an toàn và nhanh chóng được đặt lên trên hết.

Chính vì vậy, cơ chế Automated Market Maker (AMM) ra đời để giải quyết tình trạng trên. Mang lại nhiều ưu điểm mà các sàn giao dịch cũ không có.

Đánh giá về Automated Market Maker

Ưu điểm, lợi ích

  • Không cần đăng ký hoặc khai báo thông tin tài khoản (ẩn danh)
  • Hạn chế trượt giá (đối với các token thanh khoản kém).
  • Độ trễ của giao dịch cực thấp gần như không đáng kể.
  • Các thị trường phát triển có tính thanh khoản cao.
  • Giảm thiểu thao túng thị trường, rửa tiền.
  • Hacker khó tấn công trong quá trình chuyển token từ ví người bán sang người mua.
  • Tất cả giao dịch đều sẽ được ghi lại vào Blockchain
  • Tạo thu nhập thụ động cho Liquidity providers.

Khuyết điểm, hạn chế

  • Việc tạo, thiết lập một token tương đối dễ dàng. Thậm chí có thể giống từng chi tiết đối với token thật. Đối với người mới sẽ khó phân biệt và dễ bị scam => Kiếm tra cẩn thận về Smart Contract của token trước khi giao dịch.
  • Không thể đặt lệnh mua thấp bán cao vì tất cả các giao dịch sẽ được tính toán giá theo thời gian thực

Một số thuật ngữ trong AMM

Có rất nhiều khái niệm, thuật ngữ xuất hiện trên các sàn DEX sử dụng AMM. Dưới đây sẽ có vài thuật ngữ quan trọng mình nghĩ rằng ai cũng sẽ thắc mắc và cần tìm hiểu

Liquidity Pool (LP)

Liquidity Pool hay còn gọi là Nhóm thanh khoản: Là tổng tài sản được cung cấp để cho phép người dùng giao dịch từ tài sản này sang tài sản khác. Nó là tổng hợp số dư của tất cả những người dùng nạp vào để tìm kiếm lợi tức. Nếu LP càng lớn thì nó càng có thể đáp ứng nhiều các giao dịch hơn trong cùng 1 khoảng thời gian.

Impermanent loss

Impermanent loss – Chúng ta sẽ không dịch thuật ngữ này nhé. Khi cung cấp tài sản kỹ thuật số cho các nền tảng như Uniswap, có rủi ro là bạn không lấy lại được đúng số tài sản ban đầu. Impermanent loss xuất hiện từ tình huống mà các nhà giao dịch không thực hiện giao dịch – dẫn đến những người đã cung cấp tài sản cho một Liquidity Pool bị mất tiền. Lý do chủ yếu là kết quả của tình huống tài sản được giao dịch trong thời gian gửi vào Liquidity Pool bị trượt giá.

Liquidity Mining

Liquidity Mining hay còn gọi là Khai thác thanh khoản: Là việc cung cấp tài sản cho thị trường để nhận phần thưởng, có thể được cả token của nền tảng. Người tham gia cung cấp thanh khoản sẽ chịu rủi ro khi tài sản có biến động về giá. Đổi lại, họ sẽ được thưởng lại token của các nền tảng DEX.

Cách hoạt động của Automated Market Maker (AMM)

Sự khác biệt cơ bản là AMM sử dụng một công thức toán học để tính toán tỷ giá. So với các sàn tập trung, tỷ giá được đặt lệnh theo nhu cầu của người mua và người bán. Để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của Automated Market Maker chúng ta sẽ xem qua công thức tính tỷ của của sàn Uniswap:

X * Y = K

Trong đó:

  • X và Y: Là số lượng của 2 coin/token trong nhóm thanh khoản
  • K: Là một hằng số không đổi thể hiện tính thanh khoản của nhóm

cách hoạt động của AMM

Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy giá trị của Token X và Token Y luôn bằng nhau trong nhóm thanh khoản đó, vì chỉ số K không đổi. Khi bạn muốn mua token Y, bạn cần chuẩn bị một số lượng tương ứng token X để gửi vào. Đảm bảo đúng và đủ để không làm thay đổi chỉ số K.

Qua đó cũng làm thay đổi tỷ giá của từng loại token trong nhóm. Khi bạn dùng Token hoán đổi lấy Token Y. Theo công thức trên, số lượng X sẽ tăng và số lượng Y sẽ giảm đi. Đồng nghĩa với việc giá của Y sẽ tăng và giá của X sẽ giảm đi theo tỷ lệ.

Bạn cứ tưởng tượng như thế này, bạn đặt lên 1 cán cân, một bên 1kg sắt và một bên 1kg bông gòn. Lúc này cân thể hiện tổng khối lượng là 2kg (đây là chỉ số K). Khi bạn cần sử dụng 0.5kg bông, bạn cần phải chuẩn bị đủ 0.5kg sắt để bỏ vào. Đảm bảo cân lúc nào cũng giữ ở mức 2kg.

Cách thức hoạt động hiểu một cách đơn giản là như vậy. Tìm hiểu kỹ hơn về thuật toán, công thức của từng sàn sẽ tương đối phức tạp với người mới. Mục đích chính của chúng ta cũng không phải đi lý giải kỹ về điều này. Bạn tham giao swap chỉ cần lên các sàn, đặt lệnh swap. Các sàn sẽ thực hiện toàn bộ và thông tin chi tiết cho bạn.

Tương lai của AMM

Thế giới DeFi đang phát triển nhảy vọt. Automated Market Maker được hoàn thiện từ từ trong vài năm qua. Kể từ khi DeFi trở nên phổ biến như hiện nay, nó tạo ra một làn sóng quan tâm mới đối với AMM. Công nghệ cho phép giao dịch và nhận phần thưởng trong không gian phi tập trung và ẩn danh.

AMM đã đi vào thực tiễn một thời gian. Tuy rằng nó mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một vài khuyến điểm đáng kể, đặc biệt là về phí. Chính vì vậy, việc hoàn tiền dần và tương lai của AMM sẽ đáng để chờ đợi ở tương lai.

Hi vọng bài viết về kỹ thuật này giúp bạn hiểu được khái niệm Automated Market Maker là gì? Ngoài ra, có cái nhìn tổng quan về ưu điểm và khuyết điểm của AMM là gì? Chúng ta cùng chờ đợi những cải tiến tiếp theo của công nghệ Automated Market Maker (AMM).

Đánh giá bài viết

Mời bạn tham gia nhóm trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn... mới nhất về thị trường Crypto & DeFi cùng hơn 5000+ anh em và cùng đội ngũ Review Invest.

Telegram Youtube

One thought on “Automated Market Maker là gì? Đánh giá ưu điểm của cơ chế AMM

Trả lời