Cream (CREAM) là gì? Tất tần tật các thông tin về CREAM

5/5 - (1 bình chọn)

Với tốc độ phát triển chóng mặt của lĩnh vực tài chính phi tập trung (Defi), ngày càng có nhiều dự án thú vị ra đời, sẵn sàng cạnh tranh gay gắt với những “ông lớn”. Trong đó, không thể không nhắc đến Cream Finance (CREAM), chỉ trong vài tháng ra mắt đã lọt Top 10 dự án theo DeFi Pulse và thu hút tới 200 triệu USD.

Vậy Cream (CREAM) là gì? Có đáng để đầu tư không? Mọi thắc mắc của anh em sẽ được Review Invest giải đáp ngay bây giờ.

Cream (CREAM) là gì?

CREAM là chữ viết tắt của “Crypto Rules Everything Around Me”, là một hệ sinh thái DeFi tập trung vào các dịch vụ trao đổi, vay, cho vay, thanh toán và token hóa cho các tài sản kỹ thuật số.

Giao diện website CREAM
Giao diện website CREAM

Mục tiêu mà Cream (CREAM) hướng tới là trở thành một nền tảng cho vay ngang hàng (P2P), bất khả tri blockchain, phi tập trung. Giao thức Cream (CREAM) được xây dựng trên một nhánh của Compound.

Cream (CREAM) bắt đầu hoạt động vào ngày 3/8/2020, chỉ sau 4 ngày kể từ khi ra mắt, sản phẩm thực của họ đã thu về được 48 triệu USD, tương ứng với 121.519 ETH tổng giá trị đã khóa. Điều này cho thấy tiềm năng to lớn của CREAM.

Cream (CREAM) có gì nổi bật?

Cream (CREAM) hoạt động trên cả hai nền tảng là Binance Smart Chain (BSC) tháng 9/2020 và Ethereum (3/8/2020). Chi tiết các dịch vụ mà Cream (CREAM) cung cấp như sau:

Cream Lending và Borrowing

Hiện nay Cream (CREAM) hỗ trợ rất nhiều token, nồi bật như LEND, YFI, BAL, ETH, COMP, USDC, LINK,…, các token chủ yếu là các DeFI của Ethereum.

Đối với Cream Borrowing, bạn được phép vay nhiều nhất 60% giá trị USD của tiền kỹ thuật số mà bạn gửi và không có giới hạn khung giờ hoàn trả lại khoản vay.

Cream Lending và Borrowing
Cream Lending và Borrowing

Giao diện ứng dụng của Cream (CREAM) rất giống với Compound Finance – giao diện gốc của nó. Tuy nhiên, Cream (CREAM) tạo ra sự khác biệt với các giao thức DeFi khác và Compound Finance là hỗ trợ nhiều tài sản tiền điện tử.

Cream ETH2

Đây được xem là một trong những tính năng độc đáo nhất mà Cream (CREAM) mang lại, vừa có thể staking, sau đó dùng đòn bẩy thế chấp để vay tiếp.

Hiện nay, Cream (CREAM) có cả pool ETH và ETH2. Điều này giúp bạn staking ETH và ETH2 để cung cấp thanh khoản và nhận phần thưởng token CRETH2.

CREAMY SWAP

CREAMY – phiên bản AMM của Cream (CREAM) là sự kết hợp của các mô hình như Balancer, Uniswap, BlackholeSwap, Curve,… Đây là một cải tiến có tính đột phá cao, dựa trên Blackholdswap và Curve có tác dụng giảm độ trượt giá và phân mảnh mỗi khi có pool token mới xuất hiện.

CREAMY SWAP
CREAMY SWAP

Pool này cũng có hạn chế là chỉ giao dịch được với cặp CREAM, CRETH, SWAG và USDC.

Đây là một cải tiến dựa trên Curve và Blackholdswap nhằm giảm độ trượt giá và phân mảnh mỗi khi có pool token mới xuất hiện.

Cream Liquidity mining

Cream (CREAM) sao chép các liquidity pool mà Curve cung cấp trên giao thức. Bạn có thể kiếm được lợi tức gần 200% nhờ stake tiền ảo và rút bất cứ khi nào.

Cream Liquidity mining
Cream Liquidity mining

Cream pool thương cho các nhà đầu tư bằng cách cắt giảm phí thực hiện giao dịch của Cream Finance Swap – một sàn DEX.

Thông tin cơ bản về Token

Thông số kỹ thuật

  • Name token: Cream Finance.
  • Ticker: CREAM.
  • Blockchain: Binance Smart Chain, Ethereum.
  • Standard: ERC20, BEP20.
  • Contract Ethereum: 0xa1faa113cbe53436df28ff0aee54275c13b40975.
  • Contract Binance Smart Chain: 0xd4cb328a82bdf5f03eb737f37fa6b370aef3e888
  • Token type: Governance.
  • Total Supply: 2,924,547 CREAM.
  • Circulating Supply: 766,534 CREAM.

Phân bổ token

CREAM được phân bổ như sau:

  • 10% phân bổ cho đội ngũ và cố vấn
  • 10% phân bổ cho Seed Sale
  • 20% ưu đãi nhà cung cấp thanh khoản
  • 60% phân bổ cho hoạt động quản trị
    Phân bổ token
    Phân bổ token

Giá CREAM hôm nay

Ví lưu trữ CREAM

Hiện nay, để lưu trữ CREAM, bạn có thể lựa chọn các ví như: Metamask, Myether Wallet, Trust Wallet. Bên cạnh đó, bạn còn có thể lưu trữ CREAM trên ví sàn đã list CREAM để thuận tiện giao dịch.

Sàn giao dịch

Để sở hữu CREAM, bạn có thể mua trực tiếp tại các sàn giao dịch như:

Roadmap (Lộ trình phát triển)

Hiện tại, Cream (CREAM) dường như không có một lộ trình xác định rõ ràng. Sự phát triển khá khó lường, khá tự phát. Có thể thấy Cream (CREAM) đang tiến hành nhân bản một số giao thức DeFi tốt nhất trong không gian tiền ảo.

Có vẻ như DAO sẽ được hoàn thành trước khi có thêm bất cứ sự thay đổi lớn nào. Khi điều này được thực hiện, tương lai của dự án sẽ nằm trong tay cộng đồng.

Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác

Đội ngũ phát triển dự án

Leo ChengJeffrey Huang là hai nhà đồng sáng lập Cream Finance.

Jeffrey Huang - nhà đồng sáng lập Cream Finance
Jeffrey Huang – nhà đồng sáng lập Cream Finance

Jeffrey Huang là một doanh nhân nổi tiếng người Đài Loan. Ông là người đứng sau thành công của Mithril (MITH), một nền tảng truyền thông xã hội dựa trên Ethereum. Huang cũng là người tạo ra Machi 17, một công ty truyền thông xã hội với hơn 42 triệu người dùng của Đài Loan.

Leo Cheng đang là trưởng dự án tại Cream Finance. Ông có bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của trường Đại học Michigan, bằng cử nhân Kinh tế Nghệ thuật của trường Đại học California, Berkeley (UCB). Ông cũng đồng sáng lập Blockstate – công ty cung cấp các giải pháp tư vấn bán token và công nghệ blockchain. Leo Cheng từng làm việc cho Belkin, Apple, Applied Materials, American Express.

Nhà đầu tư

  • Free Company Ventures
  • Genesis Block Ventures

Đối tác

(Đang cập nhật)

Có nên đầu tư vào Cream (CREAM) không?

“Có nên đầu tư vào Cream (CREAM) không” chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều anh em. Cá nhân mình thấy đây là dự án có cả ưu và nhược điểm.

Mặc dù Cream (CREAM) chưa “truất ngôi” bất kỳ ông lớn nào, nhưng nó đã phát triển rất tốt trong thời gian ngắn kể từ khi ra mắt. Các dịch vụ mà họ cung cấp giúp người dùng tiết kiệm thời gian và phí giao dịch hiệu quả.

Biểu đồ giá CREAM trên Coinmarketcap
Biểu đồ giá CREAM trên Coinmarketcap

Bên cạnh đó, dự án kết hợp 2 chains giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn.

Tuy nhiên, dự án không có lộ trình rõ ràng. Điều này cũng khiến nhiều nhà đầu tư phân vân vì không biết dự án sẽ phát triển như thế nào.

Một lỗ hổng lớn nữa đang gây “thiệt hại” cho Cream (CREAM) chính là khả năng bảo mật “có vấn đề”. Tối ngày 27/10, trên Twitter lan truyền thông tin nền tảng lending của Cream (CREAM) bị tấn công. Theo cập nhật mới nhất, con số thiệt hại đã lên đến 130 triệu USD.

Tìm hiểu kỹ lưỡng và chi tiết để tránh rủi ro.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về Cream (CREAM) mà mình muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn hiểu tổng quan về dự án Cream (CREAM) là gì, có đáng để đầu tư không.

Đừng quên theo dõi những bài viết sắp tới của Review Invest để nắm được các thông tin mới nhất về thị trường Crypto bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Mời bạn tham gia nhóm trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn... mới nhất về thị trường Crypto & DeFi cùng hơn 5000+ anh em và cùng đội ngũ Review Invest.

Telegram Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *