Proof of Authority là gì? Hiểu rõ về cách hoạt động của PoA

5/5 - (2 bình chọn)

Trong thế giới blockchain, có rất nhiều thuật toán được sử dụng để đưa đến sự đồng thuận. Chắc hẳn anh em đã nghe nhiều đến các thuật toán Proof of Work (Bằng chứng công việc) hay Proof of Stake (Bằng chứng cổ phần). Mỗi thuật toán này đều có những ưu và nhược điểm riêng. Trong bài viết này, ReviewInvest sẽ giới thiệu tới anh em một thuật toán khác đó là Proof of Authority (Bằng chứng ủy quyền). Mình sẽ cùng anh em tìm hiểu về cách hoạt động và ưu nhược điểm của PoA nhé!

Proof of Authority là gì?

Proof of Authority (PoA) – do nhà đồng sáng lập và cựu CTO của Ethereum, Gavin Wood, đề xuất vào năm 2017. Là thuật toán đồng thuận dựa trên danh tiếng. PoA mang lại một giải pháp thực tế và hiệu quả cho các mạng blockchain (đặc biệt các mạng riêng).

Thuật toán đồng thuật PoA đề cao giá trị của danh tính, nghĩa là những người xác thực khối không dựa trên số lượng coin mà họ nắm giữ mà dựa trên chính danh tiếng của mình.

Proof Of Authority (Bằng Chứng Ủy Quyền) Là Gì?
Proof of Authority (Bằng Chứng Ủy Quyền) là gì?

Proof of Authority (PoA) giải quyết vấn đề gì?

Để xem xét xem PoA giải quyết vấn đề gì, chúng ta cùng đánh giá lại về hai thuật toán đồng thuật Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS):

  • Cho đến nay thuật toán đồng thuận PoW do Bitcoin sử dụng là thuật toán đáng tin cậy và bảo mật nhất. Tuy nhiên, khả năng mở rộng mạng của nó lại hạn chế. Các blockchain dựa trên PoW như Bitcoin có hiệu suất hạn chế do số lượng giao dịch mỗi giây (TPS) thấp.
  • Các blockchain PoS thường có hiệu suất số giao dịch mỗi giây lớn hơn Bitcoin. Tuy nhiên, sự khác biệt này không quá lớn và các mạng PoS cũng không thực sự giải quyết được bài toán về khả năng mở rộng mạng.
Proof of Authority (PoA) giải quyết vấn đề gì?
Proof of Authority (PoA) giải quyết vấn đề gì?

Trong bối cảnh này, thuật toán PoA hiện đang được sử dụng như một phương thức thay thế hiệu quả. Nó có khả năng thực hiện nhiều giao dịch mỗi giây hơn. Mô hình PoA dựa trên số lượng validator có giới hạn. Điều này khiến nó trở thành một mô hình có khả năng mở rộng dễ dàng. Các khối và giao dịch được xác thực bởi những người tham gia đã được phê duyệt. Họ đóng vai trò như là những người điều tiết của hệ thống.

Ý tưởng đằng sau thuật toán PoA là thay vì tập trung vào giá trị kinh tế của token, những người tham gia mạng sẽ xác định danh tính của họ. Validator trong hệ thống PoA là các thực thể được biết đến. Họ stake “uy tín” của mình lên hàng đầu để có quyền xác thực các khối.

Tính ứng dụng của Proof of Authority (PoA)

Thuật toán đồng thuật PoA có thể được ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Chúng được coi là một lựa chọn giá trị cho các ứng dụng trong ngành hậu cần. Ví dụ, trong lĩnh vực các chuỗi cung ứng, PoA được coi là một giải pháp hợp lý và hiệu quả.

Mô hình Proof of Authority cho phép các công ty đảm bảo tính bảo mật của mình đồng thời tận dụng được các lợi ích của công nghệ blockchain. Microsoft Azure là một ví dụ khác sử dụng PoA. Nói một cách ngắn gọn, nền tảng Azure cung cấp giải pháp cho các mạng riêng tư với một hệ thống không cần sử dụng một loại tiền tệ riêng như ‘gas’. Vì hệ thống đó không yêu cầu hoạt động đào.

Proof of Authority – Eine Alternative zum Proof of Stake? - Blockchainwelt

Do tính chất phi tập trung của hầu hết các mạng blockchain, đối với một số doanh nghiệp và công ty, PoS không phải lúc nào cũng phù hợp. Trong khi đó, hệ thống PoA có hiệu suất làm việc cao hơn rất nhiều. Vì vậy, nó có thể là một giải pháp phù hợp hơn cho các mạng blockchain riêng tư.

Điều kiện cho đồng thuận Proof of Authority

Thuật toán đồng thuận PoA thường dựa vào các điều kiện sau:

  • Danh tính hợp lệ và đáng tin cậy: Người xác thực cần xác nhận danh tính thực của mình.

  • Sự sẵn sàng để trở thành người xác thực: Ứng viên phải sẵn sàng đầu tư tiền và chấp nhận rủi ro với danh tiếng của mình. Một quá trình lựa chọn khó khăn giúp làm giảm rủi ro trong việc lựa chọn những người xác thực đáng ngờ. Điều này cũng khuyến khích sự cam kết lâu dài của người tham gia.

  • Tiêu chuẩn để phê duyệt người xác thực: Phương thức sử dụng để lựa chọn người xác thực phải công bằng cho mọi ứng viên.

Proof Of Authority (Bằng Chứng Ủy Quyền) Là Gì?

Hạn chế của Proof of Authority

Các blockchain công khai như Bitcoin và Ethereum có hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn validator node. Vì vậy, yêu cầu xác thực danh tính khiến PoA trở nên khó khăn. Đó là lý do tại sao các mạng PoA thường có ít validator node. Điều này làm cho chúng ít phi tập trung hơn.

Ngoài ra, danh tính của những người xác thực có thể bị khai thác bở bên thứ ba. Ví dụ, nếu một đối thủ muốn gián đoạn mạng dựa trên PoA, họ có thể cố thuyết phục những người xác thực thực hiện các hành vi gian lận để phá hủy hệ thống từ bên trong.

POA là gì? Tất tần tật thông tin mới nhất về Proof of Author

Các Blockchain sử dụng thuật toán PoA

Exchange Chains là một trong những trường hợp ứng dụng sử dụng Proof of Authority. Các Exchange chains không ưu tiên khả năng phi tập trung. Họ cần một hệ sinh thái blockchain dễ mở rộng để mở rộng hệ sinh thái của sàn giao dịch & các trường hợp sử dụng cho native token của dự án.

Một trong những PoA blockchain rất thành công đó là Binance Smart Chain. Sau khi ra mắt, BSC đã nhanh chóng thu hút nhiều người dùng dự án và tăng trưởng đáng kể.

Lời kết

Như vậy, qua bài viết này, mình đã cùng anh em tìm hiểu khá chi tiết về thuật toán đồng thuận Proof of Authority (PoA). Cách thuật toán này hoạt động cũng như khác biệt của nó so với PoWPoS. Nếu như có bất kỳ nhận xét hay bổ sung gì, anh em có thể giúp mình comment bên dưới. Và đừng quên thường xuyên theo dõi ReviewInvest để cập nhật những kiến thức mới trong thị trường nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Mời bạn tham gia nhóm trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn... mới nhất về thị trường Crypto & DeFi cùng hơn 5000+ anh em và cùng đội ngũ Review Invest.

Telegram Youtube

Trả lời