Trong bài viết này, Reviewinvest sẽ giới thiệu đến các bạn cổng thanh toán trực tuyến quốc tế Paypal, một cái tên rất nổi tiếng trên thị trường fintech thế giới với hơn 20 năm hoạt động.
Bài viết sẽ giới thiệu tổng quan về Paypal, hướng dẫn chi tiết cách đăng ký và sử dụng paypal mới nhất…
Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu Paypal là gì?
Paypal là gì?
Paypal là một nền tảng dịch vụ tài chính điện tử nhằm hỗ trợ bạn thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến như thanh toán, chuyển/nhận tiền một cách nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Paypal là giải pháp hoàn hảo để thay thế cho thanh toán tiền kiểu truyền thống.
Hiểu nôm na rằng, Paypal là một cổng thanh toán online lớn nhất thế giới. Bạn có thể dùng Paypal để mua hàng hóa, dịch vụ, chuyển tiền cho bạn bè quốc tế. Bạn cũng có thể nhận tiền qua Paypal sau đó chuyển về ngân hàng Việt Nam.
Đơn vị tiền tệ phổ biến nhất trong Paypal là USD.
Paypal là gì?
Paypal ra đời từ 1998, hiện được quản lý dưới quyền điều hành của công ty Ebay có trụ sở chính tại bang California của Mỹ.
Paypal luôn hướng tới mục tiêu: An toàn & tiện lợi. Hiện sau hơn 20 năm hoạt động, nền tảng thanh toán này được sử dụng và tín nhiệm hàng trăm triệu cá nhân & doanh nghiệp.
Tính tới năm 2018, Paypal đã đạt 250 triệu active users & lưu lượng giao dịch gần 150 tỉ USD.
User Active Paypal
Thẻ PayPal Cash là gì?
PayPal Cash là thẻ ghi nợ được sử dụng với tài khoản PayPal Cash Plus hỗ trợ một số dịch vụ như mua hàng tại các cửa hàng liên kết với PayPal, rút tiền, kiểm tra số dư, nạp tiền tại các điểm giao dịch. Đặc biệt, thẻ PayPal Cash không tính phí hàng tháng hoặc hàng năm, hay yêu cầu số dư tối thiểu.
Thẻ PayPal Cash
PayPal credit là gì?
Vào năm 2016, PayPal đã cho ra mắt dịch vụ tín dụng trực tuyến với tên gọi PayPal Credit. Đây là hình thức thanh toán khá giống với thẻ tín dụng thông thường.
Điểm khác biệt duy nhất là người dùng không cần phải dùng thẻ vật lý để thực hiện các giao dịch. Khi sử dụng dịch vụ này, bạn sẽ chịu lãi suất mua hàng tính theo năm từ PayPal tùy theo tổng giá trị giao dịch. Thỉnh thoảng, PayPal sẽ kết hợp với một số đối tác để triển khai các chương trình ưu đãi về lãi suất mua hàng vào các dịp đặc biệt trong năm nhằm kích thích người dùng sử dụng dịch vụ này.
PayPal credit
Vậy sử dụng Paypal có những ưu điểm và nhược điểm gì trong việc thanh toán toàn cầu và tính thanh khoản của nó có tiện dụng không? Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu…
Ưu điểm khi sử dụng Paypal
Các ưu điểm nổi trội của Paypal phải kể đến như:
Thanh toán nhanh chóng, tiện lợi
Bạn dễ dàng hình dung Paypal như những loại ví điện tử đang làm mưa làm gió ở thị trường Việt Nam thời gian qua (như Momo, Airpay, Zalopay…) nhưng được sử dụng ở thị trường quốc tế. Khi mua sắm online trên các website nước ngoài, bạn chỉ cần chọn Pay with Paypal, sẽ có thể dùng Paypal để thanh toán nhanh gọn.
Khi mua sắm online trên các website nước ngoài, bạn chỉ cần chọn Pay with Paypal, sẽ có thể dùng Paypal để thanh toán nhanh gọn.
Ưu điểm PayPal
Mạng lưới rộng khắp
Gần 80% các website mua sắm trực tuyến nước ngoài đều tích hợp cổng thanh toán Paypal, bạn dễ dàng bắt gặp các biểu tượng hỗ trợ Paypal từ họ.
Mạng lưới PayPal
Nhược điểm của Paypal
Nhưng không có gì là hoàn hảo, Paypal vẫn có 1 số nhược điểm riêng, mình sẽ liệt kê ngay bên dưới:
- Phí giao dịch cao: Nếu bạn bán hàng hoặc gửi tiền theo mục đích thương mại, phí cho toàn bộ giao dịch là 4,4% + $0.3. (Chẳng hạn gửi $100 sẽ mất $4.7)
- Phí rút tiền cao: Để rút tiền từ Paypal về ngân hàng Việt Nam thì phí là 60k cho một lần rút. Ngoài ra còn bị chênh lệch tỉ giá USD, thường thấp hơn 800đ so với giá USD thị trường. Số tiền rút tối thiểu là $10.
- Bị khóa tài khoản: Ở Việt Nam, rất nhiều người dùng Paypal để rửa tiền, nhận tiền từ những phương pháp cheat, gian lận nên tài khoản Paypal từ Việt Nam bị kiểm soát rất chặt, dễ bị giới hạn hoặc khóa tài khoản.
Nhược điểm của PayPal
Sử dụng Paypal có tốn phí không?
Hầu hết các giao dịch trên PayPal đều tốn phí. Tùy vào hình thức giao dịch, mức phí sẽ khác nhau. Bạn sẽ không tốn phí nếu dùng tài khoản PayPal của mình để giao dịch với các tài khoản PayPal thuộc sở hữu của các công dân Hoa Kỳ.
Đối với các giao dịch chuyển/nhận tiền, người nhận/chuyển tiền sẽ bị mất phí giao dịch tùy theo thỏa thuận giữa hai bên.
Đối với các giao dịch thanh toán mua sắm trên các trang trực tuyến, PayPal sẽ thu 2.9% – 4.4% tổng giá trị giao dịch và một khoản phí cố định. Tỷ lệ tính phí và phí cố định sẽ phụ thuộc vào loại giao dịch và số tiền giao dịch.
Cụ thể như sau:
– $0 – $49,99: phí cố định là 99 xu cho mỗi giao dịch;
– $50 – $99,99: phí cố định là $2,99;
– Từ $100 trở lên: phí cố định là $2,99 cho các khoản thanh toán đến Canada hoặc châu Âu. Và $4,99 cho bất kỳ quốc gia nào khác;
Khi rút tiền về tài khoản ngân hàng từ PayPal, bạn cũng sẽ phải trả phí rút tiền. Mức phí sẽ được tính theo tỷ giá chuyển đổi giữa loại tiền rút và loại tiền trong tài khoản ngân hàng.
Đăng ký tài khoản PayPal
Nếu muốn đăng ký tài khoản PayPal, bạn cần chuẩn bị:
- 01 địa chỉ email đang hoạt động. Mình thường dùng địa chỉ Gmail cho tiện lợi.
- 01 thẻ Visa/ MasterCard có ít nhất 2$ trong tài khoản để verify xác thực tài khoản.
- CMTND/ thẻ căn cước/ hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe của bạn.
- 01 số điện thoại cá nhân.
Bước 1: Truy cập trực tiếp link đăng ký: PayPal.com, nhấn vào Đăng ký ngay.
Đăng ký PayPal
Bước 2: Bạn lựa chọn mua bằng PayPal, nhấn nút Bắt đầu để tiếp tục.
Mua bằng Paypal
Có 2 loại tài khoản PayPal: Mua bằng Paypal và Nhận thanh toán bằng PayPal
Mua bằng Paypal: loại tài khoản thông dụng nhất, dùng cho những tài khoản cá nhân. Tuy nhiên, nó vẫn có thể nhận tiền và chuyển tiền được nhé.
Nhận thanh toán bằng PayPal: Dùng cho các công ty, tổ chức, tập thể, cá nhân kinh doanh bất kỳ một mặt hàng (hợp pháp) nào. Nếu bạn giao dịch với số tiền lớn có thể dùng cái này. Tuy nhiên nếu bạn kiếm tiền online qui mô nhỏ thì không cần thiết dùng cái này vì theo mình biết nó tính phí thì phải.
Bước 3: điền đầy đủ và chính xác thông tin:
- Quốc gia: chọn Việt Nam
- Họ của bạn
- Tên đệm của bạn
- Tên của bạn
- Email: Địa chỉ Email của bạn
- Password: Mật khẩu để đăng nhập
- Nhập lại mật khẩu 1 lần nữa
- Sau đó nhấn Tiếp
Nhập thông tin đăng ký Paypal
Lưu ý: Mật khẩu gồm ít nhất 8 kí tự trong đó có ít nhất 1 kí tự đặc biệt %, &, $, #. Bạn nhớ lưu lại mật khẩu kẻo quên nhé!
Bước 4: Bạn điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân của mình gồm:
- Ngày sinh của bạn
- Quốc tịch của bạn
- Số CMND hoặc Căn Cước Công Dân
- Dòng địa chỉ 1: Số nhà, tên đường chỗ bạn ở
- Phường: Phường chỗ bạn ở
- Thị trấn: Quận chỗ bạn ở
- Thành phố chỗ bạn ở
- Mã bữu chính của thành phố bạn ở
- Số điện thoại của bạn
- Tích vào “Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, chấp thuận và đồng ý với Thỏa thuận người dùng và Tuyên bố về Quyền riêng tư của PayPal và tôi đủ tuổi pháp định. Tôi hiểu rằng tôi có thể thay đổi tùy chọn liên lạc bất cứ lúc nào trong Tài khoản PayPal của tôi”
- Đồng ý và tạo tài khoản
Thông tin cá nhân PayPal
Bước 5: Thêm thẻ Visa/ MasterCard của bạn vào (nếu có). Liên kết tài khoản PayPal với 1 thẻ thanh toán quốc tế Visa hoặc thẻ MasterCard mà bạn có bằng cách nhấp vào Thêm thẻ để bắt đầu sử dụng tài khoản của bạn.
Thêm thẻ thanh toán PayPal
Nếu điền đầy đủ thông tin thẻ thì mới có thể sử dụng tài khoản ngay lập tức.
Thông tin thẻ bao gồm:
- 16 số ở mặt trước của thẻ.
- Tháng & năm hết hạn của thẻ.
- 3 số CSC ở mặt sau của thẻ.
CHÚ Ý: 3 thông tin này cần được bảo mật và bạn không được cung cấp cho bất cứ ai, vì có 3 thông tin này họ có thể tiêu tiền trong thẻ của bạn
Nhập Thông tin Thẻ tín dụng PayPal
Sau khi điền, bạn nhấn Liên kết thẻ hoặc Tôi sẽ làm sau.
Thẻ của bạn đã được add vào tài khoản PayPal. (lúc này PayPal vẫn chưa trừ tiền, bước xác thực bên dưới thì PayPal mới trừ tiền nhé)
Lưu ý:
- PayPal cho phép bạn add các loại thẻ thanh toán quốc tế: Prepaid (trả trước), Debit (ghi nợ) hay Credit (tín dụng).
- Bạn có thể thêm 1 trong 4 loại thẻ Visa, MasterCard, American Express, Discover đều được cả.
- Các ngân hàng hay được sử dụng là Techcombank, ACB, Đông Á, Eximbank, Vietcombank.
- Các loại thẻ ATM nội địa không dùng được với PayPal.
- Thông trên thẻ bao gồm 16 chữ số mã thẻ, ngày hết hạn (theo dạng 12/2012, nếu thẻ có 2 ngày thì bạn xem ở ngày gần nhất), 3 chữ số bảo mật (CSC, riêng thẻ American Express là 4 số) và tên chủ thẻ. Tên chủ thẻ phải trùng với tên với tên tài khoản của PayPal.
Đăng nhập tài khoản PayPal
Đăng nhập vào hệ thống PayPal bằng tài khoản Email và Mật khẩu vừa đăng ký ở bước trên.
- Email: Email đã đăng ký tài khoản
- Password: Mật khẩu đăng nhập
- Cuối cùng nhấn Đăng nhập
Đăng nhập PayPal
Xác minh số điện thoại
- Sau khi đăng nhập, hệ thống sẽ yêu cầu xác minh số điện thoại để tăng cường tính bảo mật cho tài khoản PayPal của bạn, chúng ta chọn tiếp theo để tiến hành xác minh số điện thoại.
Xác minh số điện thoại
- Hệ thống sẽ gửi 1 Tin nhắn đến số điện thoại đã được đăng ký chứa mã xác minh gồm 6 số, chúng ta tiến hành nhập mã 6 số và bấm tiếp tục.
Xác minh số điện thoại PayPal hoàn thành
Xác minh Email
- Bạn đăng nhập vào PayPal, tại giao diện sẽ hiển thị yêu cầu bạn xác nhận địa chỉ email hoặc kiểm tra hòm mail, tại giao diện trang chủ PayPal , bạn chọn Confirm your email, sau đó chọn send email.
Xác minh địa chỉ email PayPal
Xác minh địa chỉ email PayPal
- Hệ thống sẽ gửi 1 email đến địa chỉ email đã được Đăng ký, chúng ta vào Hộp thư đến trong email và nhấn vào Click to active your account
Xác minh Email
- Tiếp theo chúng ta nhập lại mật khẩu và bấm xác nhận email của tôi để hoàn thành.
Hoàn thành xác minh email
Lời kết
Bài viết trên đã giới thiệu chi tiết về Paypal, Giúp chúng ta hiểu PayPal là gì? hướng dẫn chi tiết cách đăng ký và sử dụng paypal mới nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có cái nhìn trực quan nhất về PayPal và cách sử dụng tài khoản PayPal.
Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ lên mạng hội như facebook, zalo như một lời cảm ơn đến Reviewinvest.
Xin cảm ơn!