NFT (Non- Fungible Token) là một trong những cụm từ đang rất hot trên toàn bộ Crypto market, và được biết đến như là một DeFi thứ 2 trong thời gian gần đây. Bởi vì thế giới đang ngày càng được số hóa, giải pháp cho các vấn đề về quyền sở hữu đã xuất hiện bằng cách tạo ra các NFT đại diện cho các tài sản số. Hay nói cách khác NFT là một giải pháp đảm bảo quyền sở hữu nhờ vào việc Token hóa các loại tài sản này trên Blockchain. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu NTF là gì và những điểm đặc biệt cùng các ứng dụng của nó.
Trước khi đi vào tìm hiểu NFT (Non Fungible Tokens) thì chúng ta cùng lướt qua Fungible Tokens để có thêm thông tin
Fungible Tokens là gì?
Nếu một thứ gì đó có thể thay thế, nói một cách kinh tế, nó có thể được hoán đổi cho một hàng hóa hoặc tài sản khác có cùng giá trị. Tiền tệ chính là một ví dụ điển hình. Tờ 5 đô la trong túi của bạn có giá trị tương đương với tờ 5 đô trong túi của tôi. Tương tự như vậy, tờ tiền 2 x 10 đô la của bạn có giá trị tương đương với tờ 20 đô la duy nhất của tôi.Vàng cũng có thể thay thế được,1 ounce vàng nguyên chất ở một quốc gia có giá trị tương đương với 1 ounce vàng ở một quốc gia khác. Fungible Tokens chính là một loại token ERC-20 chỉ bao gồm một số thuộc tính như tên, ký hiệu, tổng cung và số dư có thể thay thế được trong thế giới Crypto.
Non-fungible token (NFT) là gì?
Trái ngược với Fungible tokens, NFT (Non-fungible token) là một loại token mã hóa trên blockchain đại diện cho một tài sản duy nhất, đặc biệt nó không thể hoán đổi với các token khác. Nó có thể hoàn toàn là một tài sản kỹ thuật số hoặc là phiên bản của tài sản trong thế giới thực được token hóa. Vì các NFT không thể thay thế cho nhau, chúng có thể hoạt động như một bằng chứng về tính xác thực và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số. Non-Fungible Token thường đại diện cho những tài sản được cấu thành từ nhiều thuộc tính chi tiết hơn, ngoài tên, số dư, tổng cung và ký hiệu, nó còn bao gồm cả metadata (siêu dữ liệu) về tài sản và thông tin về quyền sở hữu tài sản đó.
Tính chất của Non-fungible token (NFT)
- Tính Độc nhất: Mỗi NFT lại có 1 tính chất riêng, khiến chúng khác biệt so với những đồng NFT khác. Được code ngay từ khi chúng được tạo ra, mỗi đồng NFT sẽ có những đặc điểm riêng biệt, tạo nên giá trị của chúng.
- Tính quý hiếm: Một trong những đặc điểm của NFTs, đó là tính quý hiểm của chúng. Tương tự như 1 Card Game Yugioh hay Magic The Gathering, có những quân bài thì được in tràn lan, có những quân bài lại có số lượng giới hạn, tạo nên sự quý hiểm và đôi khi quý hiếm tạo nên giá trị.
- Không thể chia tách: Nếu như bạn có thể chia 1 Bitcoin ra làm 2 phần, hay 1 ETH ra làm 100 phần và chuyển cho nhau, thì hầu hết NFTs không thể bị chia tách. Chúng chỉ có thể được mua/bán/giữ 1 cục. Bạn không thể bán 1 nửa bức tranh, hay 1 nửa cái vé máy bay được.
Non-fungible token (NFT) hoạt động như thế nào?
Nói về chuẩn phát hành, thông thường ở Ethereum blockchain, các token phổ biến ở ERC-20. Nhưng ở NFT, rất nhiều chuẩn được áp dụng, và nổi bật nhất là ERC-721. Hay một chuẩn cải tiến gần đây là ERC-1155, nó cho phép single contract chứa fungible và non-fungible token, mở ra một loạt khả năng hoàn toàn mới.
Cũng như các token khác, NFT có thể lưu trữ trên ví cá nhân, điển hình là Trust wallet. Cần lưu ý rằng NFT không thể được sao chép hoặc chuyển đổi mà không có sự cho phép của chủ sở hữu ngay cả bởi nhà phát hành NFT.
Ứng dụng của Non-fungible token (NFT)
Thế giới đang dần bỏ đi hình thức giao dịch bằng tiền giấy. Và những người ủng hộ tin có rất nhiều cách để ứng dụng non-fungible token vào thực tế. NFT có thể được sử dụng bởi các ứng dụng phi tập trung (DApps) để phát hành các mặt hàng kỹ thuật số và các bộ sưu tập tiền điện tử. Những token này có thể là một vật phẩm sưu tầm được, một sản phẩm đầu tư hoặc một thứ gì khác.
- Nghệ thuật:
Các nghệ sĩ, nhất là các nghệ sĩ thời đại kỹ thuật số đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến bảo vệ bản quyền. Từ Hội Họa, Âm Nhạc cho đến Điện Ảnh, vấn đề xâm phạm bản quyền đang là một thứ làm đau đầu nhiều nghệ sỹ. Với việc ứng dụng NFT, 1 người có thể mua 1 bức tranh, đem nó lên thế giới ảo, gắn nó vào Blockchain để chứng minh quyền sở hữu của mình. Thậm chí, người tạo ra tác phẩm đó còn có thể code để cứ mỗi lần tác phẩm đó được giao dịch, họ sẽ nhận được 1 phần phí.
- Gaming:
Một trong những mảng ứng dụng NFT nhiều nhất, Gaming có lẽ là chỗ mà NFT tỏa sáng. Trước giờ, khi chơi game, cho dù bạn nạp tiền vào game bao nhiêu hay cày cuốc như nào, nhân vật và vật phẩm trong game của bạn thực sự vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà phát hành. Với NFT bạn có thể thực sự sỡ hữu nhân vật trong game, hay các món đồ trong game mà mình chơi. Bạn cũng có thể dễ dàng giao dịch chúng mà không gặp vấn đề gì. - Tài sản ảo
Ví dụ như Decentraland (MANA) hay Sandbox ( SAND), bạn có thể sở hữu các mảnh đất “ảo” trên nền tảng của họ. Gọi là “ảo”, nhưng chúng có giá trị lẫn tác dụng thật. Ví dụ, khi sở hữu 1 mảnh đất trên SAND, bạn được quyền xây dựng cả 1 thế giới game ở trên đó. Nghe thú vị đúng không? Vậy tài sản thật thì sao? - Tài sản thật
Đây là 1 ứng dụng tương lai của Blockchain cũng như NFT nói riêng, tuy nhiên trong tương lai, chúng ta có thể đem tài sản như đất đai lên Blockchain, mã hóa quyền sở hữu dưới dạng NFT. - Thông tin và Danh tính
Mỗi con người đều có các thuộc tính và thông tin nhận dạng duy nhất. Và có 1 điều khá buồn cười mà chúng ta không để ý, đó là nhiều khi FB, Google hay các công ty quảng cáo đang kiếm tương đối bộn tiền nhờ vào việc bán dữ liệu người dùng. Từ nhận diện khuôn mặt, lịch sử bằng cấp, cho đến dữ liệu tìm kiếm hay dữ liệu y tế. Vậy bây giờ, NFT có thể làm cho chi tiết lịch sử y tế, hồ sơ cá nhân, học vấn và địa chỉ của bạn trở thành kỹ thuật số, giúp bạn kiểm soát dữ liệu của mình dễ dàng hơn, và bạn có thể tự bán thông tin của mình. Hay các chính phủ có thể mua lại dữ liệu cá nhân của người dùng dưới dạng NFTs để có thể kiểm soát chúng ta thì sao? Nghe có vẻ khá đáng sợ và viễn tưởng, nhưng thực sự nếu thành công và mở rộng trong tương lai, NFTs có thể biến cuộc sống chúng ta thành một tập phim.
Ưu và nhược điểm của Non-fungible token (NFT)
Ưu điểm của non-fungible token
Non-fungible token cho phép bạn nắm rõ hơn về các thuộc tính khiến chúng đặc biệt như: tên, số dư, nguồn cung token và biểu tượng. Quyền sở hữu các chi tiết được xác thực này có thể làm tăng giá trị cho token đó bởi nhà đầu tư có thể tự tin về nguồn gốc của chúng.
Nhược điểm của non-fungible token
Dù NFT ERC-721 token được cải tiến từ ERC-20, song chúng vẫn có một vài khuyết điểm.
- Non-fungible token không được chấp nhận nhanh như một số người ủng hộ hy vọng. Một phần vì giao thức ERC-721 quá mới. Hơn nữa non-fungible token khá phức tạp, khả năng giao dịch chưa được liền mạch (cross-chain giữa các NFT khác nền tảng blockchain), phí giao dịch chưa phù hợp và người ta khá mất thời gian khi phát triển các ứng dụng phân quyền cho non-fungible token.
- Để biểu diễn cho các tài sản có cấu trúc phức tạp mà từng thành phần trong nó lại là một tài sản phức tạp khác thì ERC721 vẫn còn nhiều hạn chế, việc trao đổi một tài sản một tài sản lớn thực chất là việc chuyển lần lượt các tài sản nhỏ cấu thành nên nó, điều này làm giảm hiệu năng hệ thống và tốn nhiều phí giao dịch của người dùng
Tiềm năng và sự tăng trưởng của Non-fungible token (NFT)
NFT được thừa hưởng rất nhiều những cải tiến kỹ thuật, đồng thời đóng vai trò là một cánh cửa tiếp cận hoàn hảo cho những người mới bắt đầu bước chân vào thị trường crypto.
Dự báo sẽ có khoảng 40% người dùng mới (newbies) sẽ sớm sử dụng Crypto thông qua các NFT. Sau đó họ sẽ tự trải nghiệm, tìm hiểu sâu hơn và dần dần chuyển sang các loại hình, các phân khúc khác của thị trường này.
Mặc dù nghe thì có vẻ táo bạo, nhưng đó là mô thức khá thông dụng trong lĩnh vực công nghệ. Để người dùng tiếp cận dễ dàng và sớm nhất với một điều gì đó mới mẻ thì gần như là các trò chơi điện tử (game) là con đường tốt nhất. Một cách thức mà qua đó có thể khai thác được khía cạnh tâm lý của người dùng để định hướng hành vi của họ khi bắt đầu những điều mới lạ.
Các token không thể thay thế đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên, NFT ngày càng trở nên phổ biến kể từ khi phiên bản thử nghiệm của CryptoKitties được công bố tại một cuộc thi hackathon Ethereum, vào ngày 19 tháng 10 năm 2017. Vì cộng đồng game thường bao gồm các cá nhân hiểu biết về công nghệ, nên việc tiếp xúc với công nghệ blockchain thông qua chơi game sẽ ít gây xích mích hơn bất kỳ nỗ lực nào nhằm lật đổ hệ thống ngân hàng cũ.
Hơn 40% người dùng CryptoKitties chưa bao giờ sở hữu tiền điện tử cho đến khi được giới thiệu với trò chơi, điều này cho thấy việc sử dụng NFT đang giúp tiếp tục áp dụng hàng loạt tiền điện tử.
Mặc dù ngành công nghiệp trò chơi hiện có số lượng trường hợp sử dụng tích cực lớn nhất cho NFT, các ngành công nghiệp khác đang dần tích hợp blockchain và mã hóa tài sản của họ. Khi việc áp dụng blockchain ngày càng tăng, việc sử dụng NFT sẽ trở thành phương tiện thứ cấp cho người dùng mới khi chọn địa chỉ tiền điện tử hoặc lưu trữ dữ liệu cá nhân trên blockchain. Ý tưởng rằng mọi người sẽ sử dụng blockchain và tiền điện tử trong các công việc hàng ngày mà không nhận ra nó là một dấu hiệu tuyệt vời cho tương lai của công nghệ này.
Kết luận
Hiện tại, mặc dù việc sử dụng và phát triển đã tăng lên, nhưng việc áp dụng NFT vẫn còn tương đối chậm và gặp một số trở ngại. Tuy nhiên,húng ta đang có một con sóng lớn hứa hẹn đầy tiềm năng ở phía trước với NFT, hãy chuẩn bị kỹ càng vì một khi mọi thứ đã sẵn sàng thì chuyến tàu sẽ không đợi bất cứ một ai.