Tổng thống Putin có động thái ủng hộ hoạt động đào tiền mã hóa tại Nga

5/5 - (1 bình chọn)

Trái với lập trường của Ngân hàng Trung ương Nga, Tổng thống Putin có vẻ lại ủng hộ hoạt động đào tiền mã hóa tại xứ sở bạch dương.

Trong một cuộc họp trực tuyến giữa các bộ ngành Chính phủ Nga diễn ra vào tối ngày 26/01, Tổng thống Putin đã yêu cầu Ngân hàng Trung ươngBộ Tài chính thảo luận thêm về vấn đề tiền mã hóa.

Tổng thống Putin đã yêu cầu Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính thảo luận thêm về vấn đề tiền mã hóa.
Tổng thống Putin đã yêu cầu Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính thảo luận thêm về vấn đề tiền mã hóa.

Tuy ông chủ Điện Kremlin thừa nhận tiền mã hóa “tồn động nhiều rủi ro với người dân, dễ thấy nhất là tính biến động dữ dội của chúng”, song ông đề nghị các bộ ngành không nên bỏ qua những lợi ích mà crypto có thể mang lại cho nước Nga.

Ông Putin nói:

Chúng ta vẫn có những lợi thế cạnh tranh nhất định trong lĩnh vực ấy, đặc biệt là trong mảng đào tiền mã hóa. Nước Nga sở hữu nguồn điện năng dồi dào và nhân lực chất lượng cao so với các quốc gia khác.

Tuyên bố của ông Putin đã tạo hiệu ứng tích cực cho giá Bitcoin trước phiên họp quan trọng của Fed vào rạng sáng 27/01.

Mặc dù vậy, kể cả khi Fed thông báo chưa tăng lãi suất, kết hợp với tin tốt rằng Tesla tiếp tục giữ nguyên cam kết không bán BTC, Bitcoin ở thời điểm thực hiện bài viết vẫn quay về quỹ đạo điều chỉnh đi xuống như những gì đã diễn ra trong tháng 01/2022.

Đây có thể xem là sự thay đổi hoàn toàn lập trường của chính quyền Moscow về vấn đề quản lý tiền mã hóa. Như đã đưa tin vào tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nga đã gửi một báo cáo lên Quốc hội, đề xuất cấm thẳng tay hoạt động giao dịch tiền mã hóa và đào crypto. Lý do được cơ quan quản lý tiền tệ này đưa ra là vì:

  • Tiền mã hóa là một loại hình đầu tư nặng tính đầu cơ vì có thường xuyên biến động dữ dội, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sự ổn định tài chính của quốc gia vì hút tiền ra khỏi nền kinh tế;
  • Giao dịch crypto cũng khó để theo dõi và giám sát, khiến công việc của các cơ quan quản lý trở nên khó nhằn hơn.
  • Hoạt động đào coin dẫn đến lãng phí điện năng không cần thiết.

Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương còn muốn cấm toàn bộ giới ngân hàng thương mại và định chế tài chính tham gia xử lý giao dịch tiền mã hóa. Báo cáo khẳng định nếu làm vậy, hoạt động giao dịch crypto-fiat sẽ bị triệt tiêu, khiến lệnh cấm trở nên hiệu quả hơn.

Bộ Tài chính Nga muốn Quốc hội quản lý tiền mã hóa nhằm không để bị bỏ lại trong xu hướng công nghệ của thế giới.
Bộ Tài chính Nga muốn Quốc hội quản lý tiền mã hóa nhằm không để bị bỏ lại trong xu hướng công nghệ của thế giới.

Sang đến ngày 26/01, đến lượt Bộ Tài chính Nga đưa ra lập trường phản đối lệnh cấm của ngân hàng trung ương, thay vào đó muốn Quốc hội quản lý tiền mã hóa nhằm không để bị bỏ lại trong xu hướng công nghệ của thế giới.

Sau Hoa Kỳ và Kazakhstan, Nga đang là quốc gia sở hữu hashrate đào Bitcoin cao thứ 3 thế giới với khoảng 11,23% thị phần. Tuy nhiên, với việc nước láng giềng Kazakhstan đang gặp bất ổn chính trị, dẫn đến gián đoạn hoạt động kinh tế và cung cấp năng lượng, Nga đang có cơ hội rất lớn để gia tăng tầm ảnh hưởng của mình lên mạng lưới tiền mã hóa lớn nhất thế giới.

5/5 - (1 bình chọn)

Mời bạn tham gia nhóm trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn... mới nhất về thị trường Crypto & DeFi cùng hơn 5000+ anh em và cùng đội ngũ Review Invest.

Telegram Youtube
Từ khóa: .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *