Staking là gì? Gợi ý cách staking coin hiệu quả

5/5 - (2 bình chọn)

Staking đã và đang là thuật ngữ thú vị trong các giao dịch tiền điện tử. Vậy bạn đã hiểu rõ nguyên tắc hoạt động, ưu nhược điểm của Staking? Nếu chưa, đừng bỏ lỡ các thông tin hữu ích trong bài viết của Review Invest nhé! Bên cạnh các đặc điểm, tính năng, chúng tớ còn cung cấp thêm top các coin đang được Staking nhiều nhất trong năm. Nào, cùng theo dõi nhé!

Staking là gì?

Staking là một phương pháp rất quen thuộc trong giao dịch tiền điện tử. Nó có nghĩa là quá trình lưu trữ một lượng tiền nhất định trong ví của người dùng nhằm mục đích nhận thưởng. Phần thưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng coin dùng để stake và thời gian stake.

Stake giúp các nhà đầu tư có thêm khoản tiền thụ động
Stake giúp các nhà đầu tư có thêm khoản tiền thụ động

Bên cạnh lợi ích tạo thu nhập thụ động, staking còn cho phép người dùng tham gia vào các quyết định bỏ phiếu của dự án. Về cách thức, staking khá giống với việc bạn gửi tiết kiệm ngân hàng để nhận lãi suất cố định vậy.

Các loại Staking

Staking có 2 hình thức, đó là:

Staking theo cơ chế đồng thuận PoS

Staking theo cơ chế đồng thuận PoS tức là bạn cần đặt cược coin của mình để làm nhiệm vụ liên quan tới mạng lưới dự án hoặc xác thực các giao dịch. Trong cơ chế PoS, hình thức staking đóng vai trò quan trọng nhằm chứng minh năng lực xử lý giao dịch và tạo khối. Một số dự án Staking theo cơ chế đồng thuận PoS là TomoChain, IOST, OneLedger (OLT), WAX, Tron (TRX),…

Staking nhận thưởng Reward

Trái ngược với hình thức Staking theo cơ chế đồng thuận PoS, Staking nhận thưởng Reward là việc bạn khóa token của minh trong hệ sinh thái dự án để nhận phần thưởng. Thời gian stake càng lâu càng được nhận reward nhiều. Giả sử, bạn hold ETH trên sàn để nhận thêm ETH, số tiền nhận thêm này được lấy từ lợi nhuận thu được của sàn, và không tác động gì đến Blockchain của dự án.

Đánh giá ưu nhược điểm của Staking

Ưu điểm

  • Tăng thu nhập trong thời gian Staking. Thay vì sở hữu quá nhiều coin trên sàn mà chưa giao dịch, bạn có thể stake nó để nhận về những đồng coin tương tự. Tất nhiên việc này chỉ thích hợp cho anh em đầu tư lâu dài, còn nếu bạn muốn giao dịch mua vào bán ra liên tục thì không nên stake.
  • Staking giúp tiết kiệm hơn so với cơ chế PoW. Tức là để tham gia stake bạn chỉ cần sở hữu một máy tính có cấu hình cao hơn để trở thành Nodes của dự án là được. Trong khi với PoW, bạn cần phải có nhiều máy tính cấu hình mạnh mới đào coin được.
  • Việc Staking đảm bảo an toàn. Một phần vì nó có bản backup, phần còn lại là bởi trước khi stake, người tham gia có thể chủ động tính toán tỉ lệ lợi nhuận, từ đó nắm rõ thời gian unlock hoặc trường hợp muốn unstake đột ngột phải làm gì.
  • Đối với dự án, Staking cho phép phân tán và chia sẻ quyền lực, sức mạnh của mạng lưới với những người tham gia. Không những thế nó còn tạo động lực thúc đẩy duy trì sự hoạt động của họ.
Staking mang đến nhiều lợi ích cho các trader đang có vốn nhàn rỗi
Staking mang đến nhiều lợi ích cho các trader đang có vốn nhàn rỗi

Nhược điểm

  • Trong thời gian Staking, bạn cần khóa coin của mình lại. Dĩ nhiên số lượng coin bị khóa không được tham gia bất kỳ giao dịch mua bán nào trên sàn.
  • Chưa kể, nếu unstake trước thời hạn, bạn phải đợi khá lâu mới lấy lại số coin đã stake.
  • Đôi khi staking sẽ không mang đến lợi nhuận xứng đáng cho bạn nếu coin bị xuống giá.

Các thông số quan trọng khi Staking

Tỉ lệ lạm phát

Tỉ lệ lạm phát được tính bằng số coin mới sinh ra so với số coin đang lưu hành. Thông thường phần thưởng bạn nhận được khi staking được lấy từ 2 nguồn tiền là coin mới sinh và phí giao dịch. Như vậy càng có nhiều coin mới sinh ra càng dễ khiến xảy ra lạm phát. Kéo theo sự ảnh hưởng trực tiếp lên giá và cung lưu thông của coin.

Thời gian lock

Thời gian lock coin bạn có thể lựa chọn trước khi tham gia, đó có thể là 1 tháng, 3 tháng, hay 1 năm. Chỉ khi hết thời gian lock, bạn mới nhận lại số coin đã stake. Nếu bạn trở thành Node của dự án, thì cần xác định lock coin trong thời gian dài và nhận phần thưởng đều đặn như một nguồn thu.

Thời gian unlock

Như đã đề cập ở trên, bạn có quyền un-stake trước thời hạn quy định, tuy nhiên cần một khoản thời gian khá dài để nhận lại coin. Đây là nguyên tắc đảm bảo việc un-stake của những người tham gia không làm ảnh hưởng tới hoạt động của mạng lưới, cũng như team dự án có thêm thời gian để xử lý các giao dịch un-stake.

Người tham gia stake có quyền unlock bất cứ khi nào
Người tham gia stake có quyền unlock bất cứ khi nào

Lãi suất Staking

Đây là số liệu mà bất kỳ ai staking cũng quan tâm. Thời gian stake càng dài, bạn càng nhận được coin nhiều. Về số lượng coin tối thiểu để tham gia staking, thì tùy vào mỗi dự án, số lượng sẽ có sự khác nhau.

Độ tuổi coin

Đây là khoảng thời gian dự án coin bắt đầu đem vào stake tới lúc nó được Staking chính thức, thường kéo dài khoảng vài giờ tới vài ngày.

Gợi ý cách staking coin hiệu quả

  • Bước 1: Bạn tìm loại coin cho phép Staking. Hãy cân nhắc số lượng coin muốn stake, thời gian và mức lãi suất mong muốn.
  • Bước 2: Cài đặt ví hoặc cấu hình máy tính trước khi bắt đầu Staking, tùy vào mục đích stake.
  • Bước 3: Nạp coin vào ví hoặc sàn giao dịch mà bạn muốn Staking. Nếu sử dụng ví lạnh, bạn cần chắc chắn rằng ví có kết nối internet.
  • Bước 4: Staking coin và đợi ngày nhận lãi.

Top 7 coin Staking tốt nhất hiện nay

Tezos (XTZ)

Tezos (XTZ) là một blockchain hoạt động với mục tiêu mở rộng chức năng của blockchain bitcoin thông qua smart contract. Để Staking XTZ, bạn cần hold tối thiểu 8.000 XTZ với lãi suất kỳ vọng từ 5 – 6% hàng năm.

Ethereum 2.0 (ETH)

Ethereum 2.0 (ETH) là phiên bản cao cấp của blockchain Ethereum. Mục đích của việc nâng cấp không chỉ thúc đẩy tốc độ giao dịch, tăng độ nhạy, mà còn hạn chế sự tắc nghẽn mạng thường gặp trước đây. Để Staking ETH 2.0, bạn cần nắm giữ ít nhất 32 ETH và máy khách mạng chính Eth1. Lãi suất hiện tại cho việc Staking Ethereum 2.0 là 11%/năm.

Xem thêm: Hướng dẫn Stake ETH 2.0 trên sàn Binance

NEO

NEO là một nền tảng blockchain sử dụng mã nguồn mở ra đời từ năm 2014. Đến nay NEO vẫn là dự án được nhiều trader quan tâm và staking. Điểm đặc biệt ở NEO còn nằm ở số lượng coin stake tự do, không yêu cầu tối thiểu. Lãi suất khoảng 2-5% mỗi năm.

Cardano (ADA)

Cardano là một blockchain 3.0 có khả năng khắc phục tốt các nhược điểm của các thế hệ blockchain trước. Qua đó mở rộng tốc độ giao dịch, mạng lưới, có sự tương tác giữa các Blockchain khác nhau, đồng thời cân bằng lợi ích giữa miner/node với team dự án. Tính đến hiện tại đã có hơn 13 tỷ ADA được sử dụng để làm phần thưởng cho Stake.

Solana (SOL)

Solana là nền tảng blockchain cực kỳ nổi tiếng với nhiều chức năng như khả năng xử lý giao dịch trong mỗi giây lên đến 700,000 với thời gian khối 400ms, mà không cần sử dụng các giải pháp phức tạp khác. Nhìn chung, staking SOL rất ít rủi ro và gần như bằng 0.

Polkadot (DOT)

Polkadot – công nghệ đa chuỗi multi-Chain cũng có tính năng mở rộng cao, dễ dàng kết nối và chia sẻ dữ liệu với các Blockchain khác để tạo thành một mạng lưới phi tập trung.

Binance Smart Chain (BNB)

Binance Smart Chain là một blockchain đã được nâng cấp dựa trên bản Binance Chain gốc. Tuy nhiên nó hoạt động song song với Binance Chain chứ không phải sinh ra để thay thế. Binance Smart Chain cũng sử dụng mã thông báo chính là BNB. Vì BSC hầu như không có lạm phát nên phần thưởng khi Stake BNB khá thấp hơn so với các coin khác.

Một số thắc mắc thường gặp về Staking

Tìm thông tin Staking ở đâu?

Staking hiện đang rất phổ biến nên bạn có thể tham gia bất kỳ sàn giao dịch hoặc ví lưu trữ nào. Còn nơi tìm kiếm thông tin sẽ là một số kênh chính thống sau:

  • Stakingrewards.com: Đây là website tổng hợp số liệu của rất nhiều dự án, bạn có thể vào đây để tìm thông tin như lãi suất, thời gian, số lượng stake, ngoaif ra còn dễ dàng so sánh các pool staking với nhau.
  • Vietnamstaking: Đây là một cộng đồng Staking Việt Nam, bạn có thể tham gia để học hỏi và thảo luận.

Có thể un-stake bất chợt được không?

Hoàn toàn được, tuy nhiên bạn sẽ bị mất đi một khoản reward cũng như không được nhận coin lại ngay lập tức, mà có thể kéo dài từ 2 – 30 ngày.

Thông tin stake có rất nhiều ở các kênh uy tín
Thông tin stake có rất nhiều ở các kênh uy tín

Có nên mua VPS (máy chủ riêng ảo) để stake?

Có, sử dụng VPS để Stake sẽ giúp tăng sự hiệu quả, ổn định và dễ xử lý giao dịch, tạo khối hơn. Thường thì VPS thích hợp với những ai muốn trở thành Node, Masternode.

Staking Pool là gì?

Staking Pool là nơi mọi người có thể góp coin của mình vào cùng nhau và trở thành 1 Node hoặc 1 Masternode. Sau khi nhận được phần thưởng thì chia đều hoặc theo tỷ lệ nào đó đã thương lượng cho những người tham gia Pool.

Lời kết

Bài viết trên đây là tổng hợp những nội dung chi tiết về Staking, cách thức tham gia, kèm với đó là một số đánh giá ưu nhược điểm của Staking. Hy vọng các kiến thức trên sẽ giúp ích cho những bạn đang muốn tìm hiểu về tài chính và tiền điện tử nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Mời bạn tham gia nhóm trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn... mới nhất về thị trường Crypto & DeFi cùng hơn 5000+ anh em và cùng đội ngũ Review Invest.

Telegram Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *