Nền tảng sáng tạo Behance hỗ trợ dịch vụ NFT trên Solana

5/5 - (1 bình chọn)

 

Những nghệ sĩ trên Behance, nền tảng thuộc sở hữu của ông lớn phần mềm sáng tạo Adobe giờ đây sẽ có thể tham gia cùng Solana NFT, mang đến cho họ một giải pháp thay thế thân thiện hơn với môi trường so với Ethereum.

Theo thông báo chính thức đến từ phó chủ tịch Adobe William Allen vào ngày 7/3, người dùng hiện có thể kết nối ví Phantom với tài khoản Behance để có thể giới thiệu Solana NFT trên hồ sơ cá nhân của họ. Phantom là một ví Solana được xây dựng cho DeFi và NFT. Trong cuối tháng 1, ví Phantom đã hoàn thành đợt gọi vốn 109 triệu USD cũng như cho ra mắt phiên bản mobile.

 

Để giải thích câu hỏi tại sao Behance lại không chọn Ethereum, blockchain vốn được xem là ông vua của NFT, Allen cho biết khả năng cao người dùng Behance sẽ bị hạn chế liên kết với Ether do lo ngại về vấn đề sử dụng năng lượng cao và chi phí gas đắt đỏ của nền tảng. Ông lập luận Solana là blockchain giải quyết triệt để những mối lo ngại này, chỉ ra rằng giao dịch trên Solana thậm chí còn vượt trội hơn Google về khả năng tiết kiệm năng lượng.

 

Hơn nữa, đối với những nghệ sĩ quan tâm đến việc đúc Solana NFT, Allen đã đề xuất Holaplex như một công cụ dễ dàng để bắt đầu. Hoặc công cụ Metaplex là phương tiện hoàn hảo để tùy chỉnh nâng cao dành cho người có dày dặn kinh nghiệm và ưu tiên chất lượng cao hơn. Khi NFT của họ đã được đúc, nhà sáng tạo có thể giới thiệu chúng trên hồ sơ Behance của họ và niêm yết để bán trên các thị trường như Form FunctionMagic Eden.

Ngoài ra, quá trình tích hợp Solana NFT được thực hiện bởi QuickNode, một nhà cung cấp phần mềm trung gian tích hợp các ứng dụng với nhiều blockchain thông qua một API. API của QuickNode cũng hỗ trợ Bitcoin, Ethereum, Polygon và Binance Smart Chain ngoài Solana, cung cấp một phương tiện để truy vấn và gửi dữ liệu qua lại giữa các ứng dụng của bên thứ ba.

 

Behance lần đầu tiên cho phép các người dùng của mình kết nối ví tiền mã và NFT với hồ sơ Behance vào tháng 10 năm 2021. Vào thời điểm đó, Adobe cũng hợp tác với các thị trường NFT phổ biến như Rarible, OpenSea, knownOrigin và SuperRare như một phần của ý tưởng ​​xác thực nội dung được công ty lên kế hoạch để bảo vệ môi trường sáng tạo kỹ thuật số bằng cách hiển thị dữ liệu xuất xứ.

Hơn nữa, Allen còn tiết lộ địa chỉ Solana sẽ được thêm vào công cụ Content Credentials trong phần mềm Photoshop để chống lại việc tác phẩm nghệ thuật NFT bị đánh cắp.

5/5 - (1 bình chọn)

Mời bạn tham gia nhóm trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn... mới nhất về thị trường Crypto & DeFi cùng hơn 5000+ anh em và cùng đội ngũ Review Invest.

Telegram Youtube

Để lại một bình luận