TPS là gì? Chức năng của hệ thống xử lý giao dịch TPS trong Crypto

5/5 - (2 bình chọn)

Trong thế giới blockchain, TPS được coi là một chỉ số quan trọng đo lường hiệu suất và khả năng xử lý giao dịch của một blockchain. Đây là thuật ngữ phổ biến mà bất kỳ ai cũng nên biết khi tham gia thị trường tiền mã hóa. Trong bài viết sau, hãy cùng Review Invest khám phá tất tật đặc điểm, vai trò của hệ thống xử lý giao dịch TPS trong Crypto nhé.

TPS là gì?

TPS trong các giao dịch

Hệ thống xử lý giao dịch TPS là một thuật ngữ thông dụng trong các giao dịch trên thị trường tài chính. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các giao dịch dữ liệu. Cùng với sự phát triển của công nghệ, TPS đã trở thành công cụ hữu ích giúp duy trì sự cân bằng, kiểm soát quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ nói chung.

Với sự linh hoạt và khả năng xử lý lớn, hệ thống TPS đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống kinh doanh hiện đại
Với sự linh hoạt và khả năng xử lý lớn, hệ thống TPS đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống kinh doanh hiện đại

Hệ thống xử lý giao dịch TPS bao gồm các công việc từ nhập đơn đặt hàng, quản lý hệ thống đặt phòng khách sạn, tính lương, lưu trữ hồ sơ nhân viên cho đến vận chuyển hàng hóa. Như vậy có thể thấy, TPS đóng góp tích cực trong việc tối ưu hóa các hoạt động thương mại hàng ngày của con người.

TPS trong lĩnh vực tiền điện tử

TPS (viết tắt của Transaction per Second) là thuật ngữ được sử dụng trong công nghệ blockchain để mô tả khối lượng giao dịch có thể xử lý trong mỗi giây. Chỉ số TPS được tính toán dựa trên tổng số giao dịch có thể thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể.

TPS của Bitcoin (BTC) rất thấp so với các mạng blockchain khác 
TPS của Bitcoin (BTC) rất thấp so với các mạng blockchain khác

Công thức tính TPS:

T ÷ S = TPS

Trong đó:

  • T: Số lượng giao dịch
  • S: Số giây
  • TPS: Giao dịch mỗi giây

Với sự tiến bộ của nền tảng blockchain, việc tối ưu hóa các giao dịch xử lý hàng ngày không chỉ quan tâm đến tốc độ nhanh chóng, mà còn đảm bảo tính bảo mật cao hơn. Đồng Bitcoin (BTC) đã trở thành biểu tượng nổi tiếng trong thế giới crypto, thế nhưng, với tốc độ xử lý khoảng 7 giao dịch mỗi giây (TPS) đã khiến nó dần tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ, so với hệ thống thanh toán truyền thống Visa, đạt tốc độ xử lý lên đến 24.000 TPS, tức là gấp 3428 lần so với BTC. Trong khi đó, Ethereum (ETH) có tốc độ xử lý khoảng 15 TPSBitcoin Cash (BCH) đạt tốc độ 60 TPS. Tất cả đều vượt trội hơn so với BTC.

Chức năng của hệ thống xử lý giao dịch TPS trong Crypto

TPS đóng vai trò là một thước đo quan trọng cho khả năng mở rộng mạng lưới blockchain. Tuy nhiên, chỉ số TPS cao không đồng nghĩa với một blockchain vượt trội về hiệu suất. Thay vào đó, một blockchain được xem là hoàn hảo khi hội tụ đủ ba yếu tố Decentralization (Phi tập trung), Security (Tính bảo mật) và Scalability (Khả năng mở rộng).

Một minh họa cơ bản, Bitcoin có hàng ngàn node trên toàn cầu tham gia mạng lưới. Trong khi đó, một blockchain chỉ 10-20 node có thể có TPS cao hơn BTC, nhưng nó không thể coi là phi tập trung. Khi mạng lưới chỉ có một số lượng nhỏ node, nó trở nên tập trung hơn và dễ dàng bị tác động bởi bên thứ ba.

Phân loại hệ thống xử lý giao dịch TPS

Xử lý hàng loạt (Batch Processing)

Xử lý hàng loạt là phương pháp xử lý giao dịch theo lô. Các giao dịch này được tổ chức và thực hiện một cách hàng loạt, quy trình có thể được tùy chỉnh theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Ví dụ, một công ty quyết định xử lý bảng lương của nhân viên theo 1 – 2 tuần/lần, dẫn đến việc ghi nhận các khoản lương tương ứng trong khoảng thời gian tương ứng. Phương pháp xử lý hàng loạt này thường đi kèm với một khoảng thời gian trễ giữa các lô để tối ưu hóa hiệu suất và tiện lợi cho doanh nghiệp.

Xử lý thời gian thực (Real-time Processing)

Khi xử lý dữ liệu theo thời gian thực, mỗi giao dịch đơn lẻ được xử lý tức thì và không cần chờ đợi. Điều này đảm bảo rằng mọi thao tác diễn ra trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo môi trường giao dịch liền mạch, cho trải nghiệm đáng tin cậy và hiệu quả.

Có 2 hệ thống xử lý giao dịch TPS để bạn tùy chọn
Có 2 hệ thống xử lý giao dịch TPS để bạn tùy chọn

Top 4 blockchain với tốc độ TPS cao nhất

Dưới đây là những blockchain nổi tiếng với tốc độ xử lý vượt trội trong thế giới tiền điện tử:

  • Syscoin – Là blockchain tiên phong, vượt qua ngưỡng 60.000 TPS.
  • Velas – Blockchain sử dụng thuật toán do AI vận hành, vượt qua 30.000 TPS cho khả năng xử lý thông tin nhanh chóng và hiệu quả.
  • Qtum – Không chỉ nổi bật với thuật toán mở rộng dễ dàng mà còn đảm bảo quá trình lưu trữ blockchain đơn giản hơn. Tốc độ 10.000 TPS đã được ghi nhận cho Qtum.
  • EOS – Blockchain gây ấn tượng với tốc độ xử lý vượt trội 2.351 TPS, thậm chí có thể đạt đến 3.996 TPS.
Xếp hạng chỉ số TPS của các blockchain
Xếp hạng chỉ số TPS của các blockchain

Cách tăng chỉ số TPS trên các blockchain

Lấy ví dụ về Bitcoin, tính phi tập trung của nó đã tạo ra một thách thức về việc mở rộng quy mô. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ giao dịch mà còn liên quan đến tính bảo mật của toàn mạng lưới.  Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, đã có một số công nghệ được phát triển để hỗ trợ tăng tốc độ giao dịch trên các blockchain.

Trong trường hợp của Bitcoin, SegWit được xem là giải pháp mở rộng quy mô trên chuỗi (On-chain) đáng tin cậy. Theo đó, SegWit giúp tạo thêm không gian cho nhiều giao dịch hơn trong một khối, thúc đẩy quá trình xử lý giao dịch trở nên hiệu quả hơn.

Bên cạnh SegWit, còn có một giải pháp mở rộng quy mô ngoài chuỗi (Off-chain) gọi là Lightning Network, ra đời để giải quyết vấn đề về tốc độ và phí giao dịch cao. Lightning Network cho phép các giao dịch diễn ra bên ngoài một chuỗi khối chính, làm giảm tải cho mạng lưới Bitcoin và mở ra cơ hội cho hàng nghìn giao dịch khác diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Từ đó nâng cao khả năng mở rộng quy mô và tiếp tục thúc đẩy tiềm năng phát triển của hệ sinh thái blockchain.

Lời kết

Việc nắm vững kiến thức về TPS của mạng lưới blockchain sẽ giúp bạn hiểu rõ cách thức hoạt động và cơ chế xử lý giao dịch. Tính đến hiện tại, vẫn chưa có giải pháp hoàn hảo nào để đạt TPS cao mà vẫn đảm bảo tính bảo mật và an toàn cho toàn bộ mạng lưới. Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về một chỉ số quan trọng trong đầu tư blockchain.

5/5 - (2 bình chọn)

Mời bạn tham gia nhóm trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn... mới nhất về thị trường Crypto & DeFi cùng hơn 5000+ anh em và cùng đội ngũ Review Invest.

Telegram Youtube
Từ khóa: .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *