Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào cuộc sống hiện đại không ngừng thay đổi dưới nhiều hình thức. Trong đó để đăng ký sử dụng các dịch vụ liên quan đến ngân hàng, kinh doanh hay mua sắm trực tuyến, bạn bắt buộc phải cung cấp mã số nhận dạng quốc gia, gọi tắt là National ID. Ở nước ta, nó là đại diện của CMND hoặc CCCD.
Trong bài viết này, Review Invest sẽ cung cấp cho bạn các thông tin liên quan đến National ID cũng như cách đăng ký National ID Việt Nam. Cùng đón đọc nhé.
Khái niệm ID
ID (viết tắt của Identification) có nghĩa là nhận diện, nhận dạng và phân biệt. Đây là một mã số duy nhất sẽ được cấp cho một cá nhân độc lập, tuyệt đối không trùng lặp với người khác. Trong đời sống hàng ngày, ID được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động, dịch vụ liên quan đến tài khoản cá nhân.
Thông qua ID, nhà nước có thể kiểm soát, phân biệt mỗi cá thể trong xã hội, từ đó hỗ trợ việc theo dõi và quản lý thông tin cá nhân. Bạn có thể hiểu sử dụng ID là giải pháp tốt nhất giúp tránh trùng lặp thông tin và đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu người dùng.
National ID là gì?
National ID là một loại mã số định danh gắn liền với chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, được cấp bởi chính phủ quốc gia bạn sinh sống. Dựa trên các National ID, chính phủ mỗi quốc gia có thể theo dõi quá trình tạm trú, thường trú, hay việc làm, lợi ích chính phủ, thuế, chăm sóc sức khỏe và các công tác quản lý khác.
Có thể nói, National ID không chỉ đại diện cho sự cá nhân hóa mà còn giúp phân biệt khu vực sinh sống và tuổi tác từng công dân thông qua các đầu số đặc trưng trong dãy số ID.
National ID quốc gia Việt Nam là gì?
National ID quốc gia Việt Nam thực chất là chứng minh nhân dân và căn cước công dân đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Các loại thẻ này được phát hành bởi Bộ Công an Việt Nam, được đưa vào sử dụng làm phương tiện quản lý chính thức.
Chứng minh nhân dân đã được thay thế dần bằng Căn cước công dân (viết tắt CCCD). Nó gồm một dãy số 12 chữ số liền kề nhau theo cấu trúc :
- 3 số đầu – Đại diện cho mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký giấy khai sinh.
- 3 số tiếp tiếp – Đại diện mã thế kỷ sinh, mã giới tính và mã năm sinh của từng người.
- 6 số còn lại – Là những con số ngẫu nhiên.
Lịch sử hình thành National ID quốc gia Việt Nam
Trước năm 1945, National ID Việt Nam đã được sử dụng như một giấy phép thông hành và xác minh danh tính trong phạm vi Đông Dương. Đến sau CMT8 năm 1945, chức năng của thẻ này đã được chuyển đổi chính thức thành thẻ Chứng minh nhân dân, cung cấp thông tin đầy đủ về mỗi cá nhân. Thẻ có 9 chữ số, họ và tên, ngày sinh, quê quán, dân tộc và các đặc điểm nhận dạng khác. Dựa trên những thông tin này, thẻ Chứng minh công dân đã trở thành công cụ quan trọng giúp Nhà nước phân biệt, xác định và quản lý danh tính mỗi người trong xã hội.
Từ ngày 1/7/2012, căn cứ Thông tư số 27/2012/TT-BCA, Chứng minh nhân dân đã được thay đổi từ 9 chữ số thành 12 chữ số, đồng thời bổ sung thêm các nội dung quan trọng, nhằm nâng cao tính bảo mật và khả năng xác minh thông tin. Mã vạch hai chiều đã được tích hợp vào CMND giúp việc quét và đọc thông tin trở nên thuận tiện, chính xác hơn.
Thêm vào đó, CMND mới cũng được yêu cầu có đủ hai dấu vân tay ngón trỏ, để tăng cường độ tin cậy trong việc xác định danh tính cá nhân, đảm bảo việc sử dụng CMND an toàn, phòng ngừa các hoạt động giả mạo hay lạm dụng thông tin.
Đến năm 2020, chứng minh nhân dân được chính thức đổi thành thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip hay còn gọi là thẻ căn cước điện tử. Đây là thiết bị để nhận diện, xác minh danh tính và cho phép truy cập thông tin cá nhân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Với CCCD, người dân Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận nhiều dịch vụ đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
Thời hạn của National ID quốc gia Việt Nam
Theo Thông tư 04/1999 / TT-BCA, căn cước công dân (CCCD) có thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.
Ở các độ tuổi 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi, công dân bắt buộc làm thủ tục đổi mới sau lần cấp đầu tiên. Thời gian đổi thẻ của mỗi cá nhân đã được ghi sẵn ở mặt trước của CCCD. Trường hợp CCCD được cấp trong vòng 2 năm trước các mốc tuổi đó, người dân vẫn tiếp tục sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo. Đối với người làm thẻ CCCD khi 58 tuổi, sẽ được cấp thẻ vô thời hạn và không cần làm mới ở tuổi 60.
Ví dụ, năm nay bạn 24 tuổi, thì đến năm 40 tuổi, bạn mới được yêu cầu làm mới CCCD.
Hướng dẫn làm National ID quốc gia Việt Nam chi tiết
Nơi cấp National ID Việt Nam
Căn cứ điều 11, thông tư 59/2021/TT-BCA, National ID Việt Nam sẽ được cấp, đổi hoặc cấp lại thẻ tại cơ quan Công An có thẩm quyền mà công dân đang thường trú hoặc tạm trú.
Các giấy tờ cần chuẩn bị
Quy định về giấy tờ cần mang theo khi đi làm National ID Việt Nam như sau:
- Trường hợp 1: Công dân cần cấp mới CCCD, phải về Cơ quan Công An cấp huyện tại phường cư trú để làm thủ tục. Khi đi, mang theo sổ hộ khẩu để thực hiện cấp mới.
- Trường hợp 2: Công dân cấp lại thẻ CCCD, chỉ cần mang theo CCCD cũ.
Trình tự cấp thẻ National ID Việt Nam (Căn cước công dân)
- Bước 1: Công dân liên hệ đến cơ quan Công an có thẩm quyền đề nghị làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân.
- Bước 2: Các cán bộ sẽ tiếp nhận đề nghị cấp CCCD gắn chip và tiến hành tra cứu thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Bước 3: Chụp ảnh và lấy dấu vân tay để in vào Phiếu tiếp nhận. Công dân kiểm tra và ký tên.
- Bước 4: Người dân nộp lệ phí và hẹn ngày trả thẻ tại Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy hẹn. Ngoài ra có thể đăng ký chuyển trả thẻ qua đường bưu điện.
Thời gian trả thẻ National ID Việt Nam (Căn cước công dân)
Kể từ ngày làm thẻ căn cước công dân, thời gian trả thẻ như sau:
- Tại thành phố, thị xã:
- Tối đa 7 ngày làm việc trong trường hợp cấp mới, thay đổi;
- Tối đa 15 ngày làm việc trong trường hợp cấp lại.
- Tại các huyện miền núi, biên giới, hải đảo: Tối đa 20 ngày làm việc.
- Tại các khu vực khác: Tối đa 15 ngày làm việc.
Các lưu ý quan trọng khi sử dụng ID quốc gia Việt Nam
- Khi sử dụng thẻ ID quốc gia Việt Nam, bạn nên thận trọng cất giữ cẩn thận. Bởi vì chỉ cần một sơ suất nhỏ, bạn cũng đã tiếp tay kẻ gian hoặc bị đánh cắp thông tin cá nhân bất cứ lúc nào.
- Tuyệt đối không cho người lạ mượn, chụp ảnh hoặc cầm cố thẻ CCCD. Bởi vì khả năng cao họ sẽ sử dụng nó để đi vay ở các công ty cho vay tín dụng.
- Không đăng tải, chia sẻ hình ảnh liên quan đến CCCD gắn chip trên mạng xã hội.
- Nếu mất thẻ CCCD hoặc phát hiện đang bị đánh cắp thông tin, bạn hãy trình báo ngay cho các cơ quan công an có thẩm quyền để được hỗ trợ nhanh chóng.
Lời kết
Trên đây là tất tật thông tin hữu ích về National ID và National ID Vietnam, giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn về đặc điểm, vai trò và cách đăng ký loại thẻ này. Bất kỳ thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết để được đội ngũ Review Invest hỗ trợ nhé.