Social Entity là gì? Hướng dẫn xây dựng Social Entity chuyên nghiệp

5/5 - (2 bình chọn)

Social Entity là một trong những công cụ có tác động mạnh mẽ đến quá trình ây dựng nền tảng offpage, tạo trust hoặc phủ brand cho một trang web. Nếu Social Entity của website được index có thể tạo ra sức mạnh to lớn giúp tăng độ uy tín cho thương hiệu đồng thời quyết định thứ hạng của website. Vậy Social Entity thực chất là gì? Cách xây dựng mạng lưới và chăm sóc Social Entity như thế nào? Cùng Review Invest khám phá tất tật trong bài viết nhé.

Social Entity là gì?

Khái niệm Social Entity đã trở nên quá quen thuộc trong SEO. Nó được xem là xu hướng backlink uy tín, đảm bảo nâng cao tính nhận diện và uy tín của bất kỳ thương hiệu nào. Sau những đổi mới trong thuật toán gần đây của Google, tư duy SEO backlink đã có những thay đổi đáng kể. Chẳng hạn thay vì cố gắng spam backlink, chuyên gia SEO cần tập trung xây dựng hệ thống backlink một cách tự nhiên và an toàn hơn. Tất nhiên trong số đó không thể công nhận Social Entity là giải pháp xây dựng backlink hiệu quả, giúp gặt hái kết quả khả quan trong chiến dịch SEO.

Với tốc độ phát triển không ngừng của Social Entity, website của bạn sẽ có một hệ thống backlink chất lượng và bền vững
Với tốc độ phát triển không ngừng của Social Entity, website của bạn sẽ có một hệ thống backlink chất lượng và bền vững

Bằng việc tạo dựng một Social Entity mạnh mẽ, trang web của bạn có thể cải thiện tính tương tác và liên kết chất lượng với cộng đồng mạng xã hội. Từ đó giúp việc làm SEO trở nên hiệu quả, tối ưu hóa trang web ở thứ hạng cao nhất trong kết quả tìm kiếm.

Lợi ích của Social Entity

Entity được giới thiệu từ năm 2013, tuy nhiên tại thị trường SEO Việt Nam, khái niệm này vẫn còn mới mẻ. Hiện tại có đến 90% các website toàn cầu triển khai Entity không đúng kỹ thuật. Do đó nó sẽ trở thành công cụ SEO lợi hại nếu bạn biết cách khai thác, đánh giá và đo lường kết quả. Xây dựng Entity trong SEO mang đến nhiều lợi ích quan trọng. Cụ thể là:

  • Giúp tăng cường từ khóa tổng thể trên toàn bộ website, đặc biệt là Entity trong các URL.
  • Rút ngắn thời gian xây dựng Entity chỉ còn 15-45 ngày, tiết kiệm chi phí, công sức so với các phương pháp đi link truyền thống.
  • Triển khai Entity thành công sẽ giúp website hạn chế bị phạt từ Google hoặc bị đối thủ tấn công bằng link bẩn, bởi lẽ nó được xây dựng nhờ sự tin tưởng của Google đối với toàn bộ tên miền.
  • Khi website bị phạt, kỹ thuật Entity sẽ giúp khôi phục traffic nhanh chóng và an toàn hơn.
  • Social Entity giúp tăng cường độ tin cậy của trang web, thúc đẩy tăng trưởng các chỉ số đánh giá uy tín như DR, UR, DA, PA, TF, CF. Đồng thời, hỗ trợ lan tỏa thương hiệu trên các mạng xã hội một cách nhanh chóng.
Social Entity mang đến nhiều ưu điểm nổi bật cho trang web

Các dạng website nên làm Social Entity

  • Website mới cần xây dựng độ nhận diện thương hiệu để Google nhận diện chủ đề mà website cung cấp.
  • Website đã hoạt động trong thời gian dài nhưng chưa rõ thương hiệu khiến Google không tin tưởng.
  • Website cần nâng cao tỷ lệ Trust site bằng cách bổ sung thêm lượng backlink và referring domain giúp tăng độ tin cậy của nó trong mắt Google.
  • Website bị phạt vì tối ưu hóa quá mức từ khóa, lúc này nếu triển khai Entity SEO có thể làm giảm án phạt.

Hướng dẫn xây dựng mạng lưới Social Entity

Nếu muốn sở hữu thương hiệu mạnh bằng Entity, bạn cần xây dựng mạng lưới Social network Blog network, sau đó liên kết chúng lại với nhau. Dưới đây là các bước xây dựng mạng lưới Social Entity hiệu quả:

Bước 1: Xây dựng Profile doanh nghiệp và cá nhân

  • Profile doanh nghiệp: Triển khai các thông tin ngắn gọn và đồng nhất, có đầy đủ thông tin nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp của bạn. Lưu ý tất cả nội dung phải giống nhau ở mọi nơi. Profile doanh nghiệp gồm có người sáng lập, ngành nghề, dịch vụ kinh doanh, địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại, email liên hệ và đường link website….
  • Profile cá nhân: Xây dựng đồng nhất các thông tin cá nhân bao gồm họ tên, nơi sinh, nghề nghiệp, địa chỉ sinh sống, ngày thành lập doanh nghiệp…. Tại các trang mạng xã hội mang thông tin về bạn cần đảm bảo tính nhất quán, liên kết qua lại với đường dẫn về website doanh nghiệp (nếu có).
Cần xây dựng Profile doanh nghiệp rõ ràng, chi tiết và đồng nhất

Bước 2: Cập nhật Profile của Website lên các mạng xã hội 

Cần chụp sẵn khoảng 10 hình ảnh về doanh nghiệp và các hình mẫu sản phẩm, dịch vụ. Các hình ảnh cần đảm bảo hình sắc nét, lên màu đẹp, chân thực. Sau đó ghi chú thông tin doanh nghiệp của bạn lên hình ảnh theo cách: Nhấn chuột phải vào từng ảnh > Properties > Details và điền thông số tại các mục Title, subject, rating (5*), tag, Authors, comments, copyright > Apply để lưu lại.

Truy cập website Geotag.online để chèn kinh độ và vĩ độ cho các hình ảnh trên. Đây là bước chuẩn bị hình ảnh xây dựng trang About trên website của bạn. Bên cạnh đó cũng có thể dùng cho các bài viết trên blog network (Facebook, Twitter, Google Plus, Instagram, Tumblr, Youtube, Linkedin, Quora, Medium, Reddit, About Me, Flickr, Business Site, Ted,…) và social network ( Houzz, Ikea, Scoop.it, Hubpages, Github, Flickr, Photobucket, Deviantart, Soundcloud, Spotify…).

Song song đó cũng nên quan tâm đến các tài nguyên mà Google đang cung cấp, tiêu biểu là Google Plus, Google Business, Business.site, Google Site, Google Maps, Google Event, Google Bookmark, Google Driver, Google Play, Google Ads, Google Photo… Nếu triển khai các kết nối Blog Network, Social Network thành công có thể đẩy Trust cho website nhanh chóng.

Bước 3: Hãy xác thực thông tin người sở hữu Website qua hệ thống mạng xã hội cá nhân

  • Trong mục “Founder” của Schema, hãy khai báo tên người sáng lập thương hiệu.
  • Trong các mạng xã hội phổ biến cho cá nhân, hãy thống nhất các thông tin.
  • Trong các mạng xã hội Facebook, Twitter, Google Plus, Tumblr, Quora, Medium,… cần sử dụng thêm một mạng xã hội ở Việt Nam như Zing Me, Zalo, Go.vn,…
Cần xác thực thông tin người sở hữu website trên các mạng xã hội
Cần xác thực thông tin người sở hữu website trên các mạng xã hội

Bước 4: Khai báo các mạng social trên website bằng Schema

  • Thực hiện khai báo các thông tin của website trên Schema một cách đầy đủ và chính xác.
  • Thực hiện xác thực giữa người sáng lập và website bằng Schema.
  • Thực hiện khai báo toàn bộ mạng xã hội trong mục Schema: SameAs.

Bước 5: Kết nối sức mạnh qua các tín hiệu từ mạng social

  • Tín hiệu xuất phát từ các mạng xã hội có độ tin cậy cao sẽ giúp các chia sẻ, review trong bài viết ở website tạo ra nguồn Traffic Juice chất lượng. Kết quả là sẽ nâng cao chất lượng website hiệu quả.
  • Đăng tải những đánh giá ở trang mạng xã hội qua đánh giá trang website.
  • Đăng tải những bài viết review sản phẩm, dịch vụ website trên các trang xã hội uy tín nhất nhằm tạo nguồn Traffic Trust về website.

Bước 6: Chăm sóc mô hình liên kết giữa Social network và Blog network

Liên kết đường dẫn từ social network và blog network về website của bạn theo nguyên tắc:

  • Link trang web trực tiếp đến các social network và blog network uy tín, cần tạo dựng liên kết qua lại giữa các mạng xã hội này.
  • Link những blog tầng 2 tới bài viết liên quan đến trang cần SEO.
Cần thực hiện chăm sóc social network và blog network về website của bạn
Cần thực hiện chăm sóc social network và blog network về website của bạn

Cách chăm sóc Social Entity

  • Bước 1: Viết đoạn mô tả về nội dung.

Mỗi link bài viết bắt buộc có một file DOC chứa 2-3 đoạn mô tả dài khoảng 150 từ và 1 đoạn SAPO của link bài viết.

  • Bước 2: Share bài viết lên các trang mạng xã hội 

Lấy các nội dung đã chuẩn bị, đặt tiêu đề cho bài viết trước khi đăng, sau đó gắn nguồn có chứa link trỏ về nội dung bài viết muốn chia sẻ. Mỗi bài chia sẻ cần có Hashtag brand.

  • Bước 3: Copy link bài viết vào bảng

Sau khi đã chia sẻ lên mạng xã hội, hãy lấy link đã share copy lại vào bảng thống kê, giúp bạn theo dõi quá trình Social Entity dễ dàng.

  • Bước 4: Tiến hành index link social mỗi ngày

Bạn index link social bằng các tool như Larindex, resys.org…. Tổng số link share index tối ưu nhất nên nằm trong khoảng 30 – 40%/tháng.

Chăm sóc Social Entity tuy không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn

Cần lưu ý gì khi xây dựng Social Entity?

  • Tập trung nghiên cứu từ khóa, chỉ triển khai SEO với những từ khóa liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy chủ động liên hệ các đơn vị cung cấp dịch vụ SEO chuyên nghiệp để được hỗ trợ.
  • Nên xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chỉn chu, bài bản nhằm làm tăng sự uy tín và đáng tin cậy.
  • Đồng bộ hóa các bài viết đăng lên website và nền tảng mạng xã hội thông qua công cụ IFTTT. Có như thế mới đảm bảo tăng độ tin cậy của trang web theo thời gian.
  • Đa dạng anchortext trên các bài viết social. Nên sử dụng URL anchor, brand anchor, Misc anchor mỗi khi có thể.
  • Để tăng tính hiệu quả của Social Entity, cần liên kết 2-5 nền tảng mạng xã hội bất kỳ trong mỗi profile social để tăng khả năng index cho các profile.
  • Sau khi tạo profile social, hãy kiểm tra xem các nội dung đã được Google index chưa. Nếu chưa, tức là Google chưa đọc được profile của bạn, ảnh hưởng xấu đến quá trình Social Entity trong SEO.
  • Ưu tiên chèn các profile theo hướng Dofollow to Dofollow, Nofollow to Nofollow.
  • Cần liên kết đều các trang liên hệ, chính sách, giới thiệu,… để tăng độ tin cậy cho profile và doanh nghiệp.
Khi xây dựng Social Entity nên cẩn thận từng yếu tố dù là chi tiết nhỏ nhất

Lời kết

Social Entity đã và đang trở thành xu hướng marketing quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm. Dự đoán rằng, trong những năm tiếp theo, nó sẽ tiếp tục là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng backlink. Nếu bạn muốn nâng cấp website để được Google đánh giá cao, cũng như thu hút lượng lớn người dùng truy cập tiềm năng, hãy nhanh chóng triển khai chiến lược Social Entity giá trị này.

5/5 - (2 bình chọn)

Mời bạn tham gia nhóm trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn... mới nhất về thị trường Crypto & DeFi cùng hơn 5000+ anh em và cùng đội ngũ Review Invest.

Telegram Youtube
Từ khóa: .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *