Các quỹ đầu tư lớn đang “quay lưng” với loạt dự án đến từ Trung Quốc

5/5 - (1 bình chọn)

Mặc dù Trung Quốc từng được xem là “thủ đô” tiền mã hóa, nhưng những hạn chế mới nhất trong năm 2021 của đất nước đối với các công ty công nghệ đã làm giảm số lượng tiền mã hóa cũng như nguồn tài trợ cho các công ty khởi nghiệp blockchain.

Nhà phân tích Chris Bendtsen của CB Insights cho biết:

Về cơ bản, chúng tôi không thấy có giao dịch nào ở Trung Quốc. Tính riêng ở châu Á, chỉ có các công ty thực sự có trụ sở tại Hồng Kông, Ấn Độ và Singapore.

Bắc Kinh cấm khai thác tiền mã hóa và hoạt động ngân hàng vào giữa tháng 5 và sau đó cấm tất cả các giao dịch vào tháng 9, nhiều công ty phải đóng cửa hoặc rời bỏ Trung Quốc để tìm một cơ quan quản lý dễ chịu hơn, có thể kể đến các sàn giao dịch phổ biến Huobi, KuCoin, Binance, BTC.com và Bitmain. Thậm chí những hội đào lớn nhất thế giới cũng từ bỏ và chặn IP Trung Quốc. Đến cả trang tin tức crypto hàng đầu Trung Quốc cũng ngừng hoạt động, CoinGeckoCoinMarketCap đều bị chặn tường lửa.

Trong khi Trung Quốc mất dần thị phần, thì ở bên kia chiến tuyến, nhà đầu tư tại Mỹ đã tăng lên đáng kể. Quý 4 năm 2021 đã là quý lớn nhất từ ​​trước đến nay đối với sự tham gia vào thị trường. Trên toàn cầu, giá trị của các khoản đầu tư mạo hiểm trong ngành đã tăng từ 3,1 tỷ USD vào năm 2020 lên 21,3 tỷ USD cho đến ngày 30 tháng 11, tức gấp hơn 6 lần.

Biểu đồ thống kê thương vụ tiền mã hóa ở Mỹ và châu Á
Biểu đồ thống kê thương vụ tiền mã hóa ở Mỹ và châu Á

Số lượng thương vụ đầu tư ở Trung Quốc đã giảm hơn một nửa so với năm 2020, xuống còn 41 tính đến thời điểm hiện tại nay trong năm nay. Trong khi đó, tổng giá trị tài trợ cho các công ty khởi nghiệp tiền mã hóa và blockchain trong nước cũng giảm khoảng một phần ba xuống còn 214 triệu USD. Tại Mỹ, con số đã tăng hơn bảy lần lên 10,9 tỷ USD thông qua 417 thương vụ.

Thực tế cho thấy, những quỹ đầu tư khổng lồ bậc nhất tại Mỹ đang hoạt động vô cùng tích cực với khoản đầu tư chất lượng vào những dự án mang gốc gác tại xứ sở cờ hoa. Nếu chưa muốn nói đến khía cạnh lợi nhuận từ cổ phiếu khai thác Bitcoin của các công ty Mỹ đang hấp dẫn hơn so với BTC. Các nền tảng “gắn mác” Trung Quốc lại thể hiện sự thụt lùi rõ rệt so với bức tranh chung.

Đơn cử là những quỹ đầu tư trị giá hàng tỷ USD. Điển hình đến từ công ty Andreessen Horowitz ở Thung lũng Silicon ( quỹ 2,2 tỷ USD), Paradigm (quỹ 2,5 tỷ USD) và Hivemind Capital Partners (quỹ 1,5 tỷ USD) với Algorand (ALGO) là đối tác chiến lược.

Các thương vụ gọi vốn crypto lớn trong năm 2021
Các thương vụ gọi vốn crypto lớn trong năm 2021

Bên cạnh đó, các dự án tiền mã hóa gọi vốn “khủng” trong năm nay có thể kể đến như FTX (1,4 tỷ USD), Sorare (680 triệu USD), Solana (314 triệu USD), Avalanche (230 triệu USD), Arbitrum (120 triệu USD)OpenSea (100 triệu USD).

Song, tất cả những đợt huy động đầu tư trên đều có điểm chung là “nói không” với Trung Quốc. Đây là một dấu hiệu cho thấy các cuộc đàn áp của Trung Quốc đã khiến ngành tiền mã hóa của quốc gia này đang trở nên kém hấp dẫn hơn. Để từ đó thiết lập cơ sở vững chắc nhằm hạn chế tác động của đất nước đối với sự phát triển tổng thể của toàn bộ thị trường.

5/5 - (1 bình chọn)

Mời bạn tham gia nhóm trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn... mới nhất về thị trường Crypto & DeFi cùng hơn 5000+ anh em và cùng đội ngũ Review Invest.

Telegram Youtube
Từ khóa: .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *