RSI là gì? Cách xem chỉ số RSI trên biểu đồ trên Trading View

5/5 - (3 bình chọn)

Trong đầu tư tiền điện tử nói riêng, các chỉ số kỹ thuật giúp nhà đầu tư (NĐT) dự đoán xu hướng của thị trường trong tương lai bằng cách sử dụng các dữ liệu lịch sử trước đó. RSI là một trong những chỉ số như vậy.

RSI là gì?
RSI là gì?

Về cơ bản, nó là một chỉ số thể hiện sự biến động giá của một đồng coin bất kỳ nào đó. RSI khi kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác sẽ mang đến cho NĐT một cái nhìn tổng quan hơn về diễn biến giá đồng coi. Từ đó, mang lại cho họ một số dự báo về các bước di chuyển tiếp theo của chúng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về RSI cũng như cài cài đặt và sử dụng nó trên Trading View nhé.

RSI là gì?

RSI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Relative Strength Index, hay còn gọi là chỉ số sức mạnh tương đối. Trong phân tích kỹ thuật (PTKT), người ta dùng nó để đo lường mức độ thay đổi cũng như xu hướng biến động của giá các đồng coin trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, các NĐT có thể đánh giá được động thái của việc mua hoặc bán quá mức ở một mức giá của một đồng coin nào đó.

Có một số đặc điểm liên quan đến chỉ số RSI mà bạn nên lưu ý như sau:

  • RSI 14: RSI mặc định sẽ được lấy theo con số 14. Vậy 14 ở đây là gì? Thông thường chỉ số RSI sẽ lấy dựa trên giá đóng cửa của 14 phiên gần nhất. Tuỳ vào loại hình giá mà bạn chọn nó có thể là 14 ngày hoặc 14 giờ,… Đương nhiên, bạn cũng có thể tuỳ biến con số này dựa theo nhu cầu, có thể là RSI 7 hoặc RSI 21,…
  • Cách tính: Chỉ số RSI được tính bằng việc chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm trong một khoảng thời gian được tính như ở trên. Cách tính này hiện nay các hệ thống biểu đồ như Trading View sẽ giúp bạn tính toán và áp dụng chúng tự động.
  • Vùng dao động: Sau khi tính toán, chỉ số RSI sẽ dao động trong khoảng phạm vi ranh giới từ 0 – 100. Trong phạm vi ranh giới này dựa vào chỉ số RSI được cung cấp người ta sẽ định lượng và xác định vùng quá mua và vùng quá bán. RSI < hoặc = 30 là điểm xác định vùng quá bán, tức là lúc này thị trường đang có dấu hiệu bán quá nhiều. RSI > hoặc bằng 70 là điểm xác định vùng quá mua, tức là lúc này thị trường đang có dấu hiệu mua quá nhiều. Đương nhiên, cũng tương tự như chỉ số RSI bên trên, các ranh giới 30-70 này không hoàn toàn cố định. Tuỳ vào tình hình của thị trường mà NĐT có thể điều chỉnh những ranh giới này cho phù hợp. Nó có thể là 40-90 hoặc 10-60 tuỳ vào tình hình thị trường uptrend hay downtrend.

Vùng quá mua, vùng quá bán

Như mình đã có nói ở trên, chỉ số RSI sẽ dao động từ 0 – 100 điểm. Và 30 – 70 là hai điểm (mặc định) xác định các vùng quá mua và quá bán của đồng coin, và nhớ là bạn có thể điều chỉnh con số này trên biểu đồ Trading View. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản như thế này.

+ Nếu RSI đạt trên 70 điểm thì về lý thuyết giá đã đang trên đà đạt đỉnh. Lúc này, thường sẽ có một đợt điều chỉnh giảm để cân bằng.

+ Nếu RSI đạt dưới 30 điểm thì cũng tương tự, giá có phần đang trên đà chạm đáy. Lúc này, thường sẽ có một đợt điều chỉnh tăng để cân bằng.

Chỉ số RSI giúp xác định vùng quá mua, vùng quá bán của giá đồng coin.
Chỉ số RSI giúp xác định vùng quá mua, vùng quá bán của giá đồng coin.

Phân kỳ

Sự phân kỳ được tạo ra giữa đường giá và RSI. Đây là một tín hiệu cho thấy xu hướng chuẩn bị kết thúc. Sẽ có một sự đảo chiều về giá tại đây. Vậy làm thế nào để xác định được phân kỳ?

Để xác định phân kỳ trong một khoảng thời gian ta nối các đáy (đỉnh) của biểu đồ giá lại với nhau. Đồng thời cũng nối các đáy (đỉnh) của đường RSI lại. Nếu hai đường này ngược nhau, phân kỳ sẽ xảy ra.

Phân kỳ trong biểu đồ giá của BTC
Phân kỳ trong biểu đồ giá của BTC

Cách xem chỉ số RSI trên Trading View

Hiện tại hầu hết các ứng dụng cung cấp chart (biểu đồ) giá của các đồng coin đều hỗ trợ xác định chỉ số RSI này. Và công cụ mà chúng ta sử dụng trong bài viết là Trading View. Ở phần này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình và thao tác với chỉ số RSI trên Trading View nhé.

Trước khi bắt đầu, bạn hãy truy cập vào https://www.tradingview.com. Tại đây bạn có thể tạo tài khoản hoặc không cũng được. Tạo tài khoản sẽ giúp bạn có thể lưu lại và đánh dấu những biểu đồ hoặc chỉ số theo ý muốn cá nhân của mình. Tiếp đến, bạn chọn phần Chart như hình dưới đây.

Vào phần Chart của Trading View.
Vào phần Chart của Trading View.

Bước 1: Chọn cặp đồng coin bạn muốn phân tích

Bạn có thể chọn cặp đồng coin theo ý muốn của mình như hình dưới đây. Sau khi chọn xong, biểu đồ sẽ hiển thị cho riêng cặp đồng coin đó. Giả sử ở đây mình chọn cặp ETH/USDT với tỷ giá trên sàn Kraken.

Chọn cặp đồng coin.
Chọn cặp đồng coin.

Bước 2: Tiếp đến bạn vào phần Indicators và tìm chọn chỉ số RSI

Sau khi chọn xong, bạn quay ra ngoài biểu đồ sẽ thấy nó hiển thị lên.

Phần biểu đồ với chỉ số RSI.
Phần biểu đồ với chỉ số RSI.

Hiện tại, như ở phần trên của bài viết mình có chia sẻ, chỉ số RSI sẽ để mặc định được tính theo con số 14 và vùng quá mua, quá bán sẽ là 30 – 70. Bạn có thể đổi các chỉ số này ở bước tiếp theo.

Bước 3: Cấu hình chỉ số RSI

Bạn chọn phần Settings như hình dưới đây.

Cài đặt chỉ số RSI.
Cài đặt chỉ số RSI.

Bạn có thể thay đổi chỉ số mặc định 14 này theo ý muốn như hình dưới đây. Tuỳ vào nhu cầu của bạn mà bạn có thể tăng hoặc giảm chỉ số này xuống.

Điều chỉnh chỉ số RSI.

Tiếp đến, bạn có thể điều chỉnh vùng quá bán, quá mua ở trong tab Style. Mặc định nó luôn để là 70 đối với ranh giới vùng quá mua và 30 đổi với ranh giới vùng quá bán.

Điều chỉnh vùng quá bán, quá mua.
Điều chỉnh vùng quá bán, quá mua.

Sau khi xong, ra ngoài biểu đồ bạn sẽ thấy hiển thị các thông tin đó lên như hình dưới đây.

Việc cài đặt chỉ báo RSI thành công.
Việc cài đặt chỉ báo RSI thành công.

Lời kết

Có một sự thật là chỉ số RSI và nhiều chỉ số khác nữa không phải lúc nào cũng đúng và hiệu quả 100%. Hãy nhớ rằng, tất cả các chỉ số đó đều sử dụng và phân tích dữ liệu quá khứ để rồi từ đó tiến tới việc dự đoán hành động xảy ra ở tương lai. Vậy nên sẽ có những trường hợp thực tế sẽ biến động không theo chỉ báo. Để hạn chế tối đa nhất rủi ro có thể xảy ra, NĐT nên kết hợp chỉ số RSI với nhiều chỉ báo khác nữa để đưa ra một mức nhận định khả quan nhất.

Do vậy, những thông tin mà mình cung cấp trong bài viết này chỉ mang mục đích tham khảo, nó không phải là một lời khuyên đầu tư. Bạn có thể sử dụng nó để trang bị thêm cho mình kiến thức cho việc đầu tư tiền điện tử của mình. Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết sau. Và đừng quên chia sẻ bài viết này nếu như bạn thấy nó hữu ích nhé.

5/5 - (3 bình chọn)

Mời bạn tham gia nhóm trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn... mới nhất về thị trường Crypto & DeFi cùng hơn 5000+ anh em và cùng đội ngũ Review Invest.

Telegram Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *