Ethereum 2.0 là gì? Những điểm khác biệt nổi bật của Ethereum 2.0

Đánh giá bài viết

Thời gian gần đầy, trong cộng đồng đang truyền tai nhau về Ethereum 2.0. Vậy Ethereum 2.0 là gì? Quá trình nâng cấp từ Ethereum lên Ethereum 2.0 diễn ra như thế nào? Những điểm khác biệt nội bật giữa Ethereum và Ethereum 2.0, Cách đầu tư vào Ethereum 2.0 như thế nào? Mời tất cả các bạn cùng đọc qua bài viết dưới đây cùng Review Invest để biết rõ hơn về Ethereum 2.0.

Ethereum 2.0 là gì?

Ethereum 2.0 hay thường gọi là Serenity – đây là bản nâng cấp mới hoàn thiện hơn của mạng lưới Ethereum. Mục đích nhằm nâng cao tốc độ giao dịch, hiệu suất và khả năng mở rộng mang lưới Blockchain Ethereum để có thể xử lý nhiều giao dịch, giảm thiểu nghẽn mạng và thích ứng nhiều ứng dụng hơn.

Ethereum 2.0 là gì?

Các giai đoạn nâng cấp Ethereum 2.0

Kế hoạch này được đội ngũ ETH công bố chỉ 2 ngày sau khi ra mắt ETH vào năm 2015. Trong đó, dự án nâng cấp sẽ bao gồm 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Frontier (07/2015),
  • Giai đoạn 2. Homestead (03/2016)
  • Giai đoạn 3: Byzantium (10/2017)
  • Giai đoạn 4: Constantinople (02/2019)
  • Giai đoạn 5: Serenity

Các giai đoạn nâng cấp Ethereum 2.0

Hiện tại, 4 giai đoạn đầu đã được triển khai và hoàn hiện. Giai đoạn thứ 5 sau đó được đổi tên thành ETH 2.0. Tham vọng của đội ngũ Ethereum là ETH 2.0 sẽ có thể khắc phục được những nhược điểm chính của mạng lưới cũ như tính bảo mật, khả năng mở rộng và phân tán. Nói một cách cụ thể hơn, những cải biến quan trọng của ETH 2.0 nằm ở Sharding (Tốc độ giao dịch) và Proof of Stake (Thuật toán bằng chứng cổ phần).

Tại sao cần phải nâng cấp Ethereum 2.0?

Ethereum 1.0 hay Ethereum mọi người vẫn đang sử dụng thường mắc lỗi và các lỗi thường gặp chính là:

  • Tốc độ giao dịch chậm: ETH 1.0 được đánh giá là khá chậm. Cụ thể, nó chỉ có thể xử lý từ 7 đến 15 giao dịch mỗi giây, con số vốn bị bỏ xa bởi những token thế hệ mới như TRON hay EOS. Nguyên nhân là vì sự phi tập trung hoá và phân cấp đã ảnh hưởng đến tốc độ giao dịch của ETH 1.0.
  • Thuật toán lỗi thời: Phiên bản ETH hiện tại đang sử dụng thuật toán bằng chứng công việc Proof of Work (PoW). Cơ chế này khiến ETH gặp khó khăn trong vấn đề mở rộng mạng lưới và nâng cao bảo mật. Theo đó, việc tham gia hệ thống ETH 1.0 đòi hỏi phải sử dụng các máy móc chuyên dụng với cơ chế cồng kềnh phức tạp. Hệ luỵ của việc này là khiến mạng lưới phải chịu nguy cơ của một cuộc tấn công 51% (1) bất cứ lúc nào.

Điểm khác biệt giữa Ethereum 2.0 và Ethereum

Ethereum 2.0 sẽ cải thiện về tốc độ xử lý giao dịch, cơ chế đào và máy chủ ảo, chi tiết được chia sẻ dưới đây:

Thay thế PoW bằng PoS

Đây được xem như là thay đổi quan trọng nhất trong ETH 2.0. Theo ước tính, với những nền tảng sử dụng PoW như Bitcoin hay ETH, thợ đào (miners) cần tiêu hao rất nhiều năng lượng. Cụ thể, một giao dịch Bitcoin đòi hỏi cung cấp cùng một lượng điện bằng với năng lượng của 1,57 hộ gia đình Mỹ trong một ngày (số liệu từ năm 2015). Thậm chí, theo một tính toán gần đây, lượng điện năng của các giao dịch Bitcoin cần sẽ bằng tổng điện năng cung cấp cho Đan Mạch vào năm 2020. Do đó, việc chuyển sang cơ chế bằng chứng cổ phần Proof of Stake (PoS) sẽ khắc phục được điều này.

Thay thế POW thành POS

Cụ thể, thay vì sử dụng miners, PoS sẽ thay thế bằng các cá nhân duy trì trạng thái đã thoả thuận của mạng. Nói cách khác, PoS loại bỏ hoàn toàn các cơ sở vật lý khách quan – nguyên nhân gây tiêu tốn năng lượng của hệ thống. Điều này không những giúp tiết kiệm hơn mà còn nâng cao bảo mật của hệ thống.

Tăng tốc độ xử lý giao dịch (Sharding)

Đây là một phương thức giúp nhân rộng quy mô giao dịch bằng việc chia mạng lưới thành nhiều phân đoạn (shard), cho phép hệ thống có thể xử lý đồng thời nhiều giao dịch trên cùng một chuỗi. Hiện tại, hệ thống của Bitcoin và Ethereum chỉ có thể xử lý lần lượt từ 7 đến 15 giao dịch mỗi giây, con số mà vốn bị bỏ xa bởi những token thế hệ mới như TRON hay EOS. Tuy nhiên, việc áp dụng sharding sẽ giúp ETH 2.0 có thể thực hiện được hàng ngàn giao dịch mỗi giây. Hiển nhiên, điều này sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ giao dịch tăng lên đáng kể.

Tốc độ xử lý giao dịch

Thay thế EVM bằng Ewasm

EVM (Ethereum Vituar Machine), còn được gọi là máy chủ ảo, sẽ được thay thế bằng máy ảo Ewasm (Ethereum WebAssembly) khi chuyển sang ETH 2.0. Một trong những kết quả quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi từ EVM sang Ewasm sẽ là sự gia tăng đáng kể về tốc độ và hiệu suất. Ewasm giúp mạng lưới Ethereum tăng đáng kể số lượng giao dịch có thể được xử lý được và thêm chúng vào mỗi khối, trong mỗi giây.

Hiện tại, vẫn chưa rõ chính xác tốc độ tăng thêm mà Ewasm sẽ bổ sung cho Ethereum nhưng nếu Ewasm có thể thực thi nhanh gấp đôi EVM, nó sẽ cho phép thêm gấp đôi số giao dịch vào mỗi khối. Điều này không có nghĩa là kích thước khối thực tế sẽ tăng lên, mà chỉ đơn giản là quá trình thêm dữ liệu vào mỗi khối sẽ hiệu quả hơn nhiều. Kết hợp với các giải pháp sharding, Ewasm sẽ giúp tăng khả năng mở rộng của mạng Ethereum.

Nhìn chung, những cải biến này không chỉ giúp nâng cấp hệ thống ETH và còn khắc phục được những nhược điểm của Bitcoin – Tôn chỉ ban đầu của ETH khi mới ra mắt. Tuy nhiên, có lẽ phải mất một thời gian nữa để hoàn thành sứ mệnh này, khi dường như ETH 2.0 đang liên tục gặp phải những thách thức to lớn.

Khó khăn của Ethereum 2.0 gặp phải

Rủi ro của việc hợp nhất

Thách thức lớn nhất là Ethereum phải đối mặt đó là việc hợp nhất 2 phiên bản. Nói đúng hơn là làm cách nào để việc chuyển dữ liệu hiện tại (migrate) sang phiên bản mới diễn ra thành công, mà không tạo ra bất cứ lỗ hổng công nghệ nào? Kịch bản được đội ngũ Ethereum đưa ra ở đây là sẽ có hai phiên bản chạy song song trong thời gian đầu. Sau đó, đội ngữ sẽ dần loại bỏ phiên bản cũ khi hệ thống mới đã hoạt động ổn định.

Mặt khác, nếu thất bại, sẽ có hai phiên bản Blockchain Ethereum và đồng tiền điện tử tách biệt tồn tại trên cùng một hệ thống. Đây chắc chắn không phải là một tin tốt cho những người nắm giữ Ether.

Ý kiến của các chuyên gia

Trước những lo ngại trên của cộng đồng, đội ngũ Ethereum vẫn tỏ ra khá lạc quan. Họ cho rằng cuộc “đại di cư” này sẽ diễn ra tốt đẹp. Vitalik Buterin – đồng sáng lập đồng tiền điện tử này cho biết.

“Nếu bạn là một nhà phát triển ứng dụng hoặc người dùng, những thay đổi và khó khăn gặp phải thực ra sẽ không nhiều. Các ứng dụng hiện tại sẽ tiếp tục hoạt động bình thường mà không có thay đổi gì.”

Bên cạnh đó, Mihailo Bjelic, một người nghiên cứu có tiếng về tiền điện tử lại nhận định:

Tốt hơn là không nên ra mắt Ethereum 2.0 nếu nó không an toàn,… Nói cách khác, nếu tính bảo mật của hệ thống không được đảm bảo thì quyết định đúng đắn nhất là hãy hủy bỏ nó.”

Cho đến hiện tại, vẫn chưa có một kịch bản cụ thể nào về cách thức và thời điểm di dời token hay smart contract (hợp đồng thông minh) qua ETH 2.0. Một điều chắc chắn là trước đó, dù muốn hay không, ETH 2.0 vẫn sẽ hoạt động độc lập với hệ thống cũ trong khi dành vài năm cho quá trình đồng bộ hoàn toàn.

Đầu tư Ethereum 2.0

Khi ETH 2.0 được ra mắt chính thức, cơ chế đồng thuận PoS sẽ được áp dụng. Lúc này bạn có thể kiếm tiền với ETH 2.0 Staking.

Tham gia Staking ETH 2.0

Hiểu đơn giản là bạn sẽ sử dụng một lượng ETH nhất định để tham gia vào mạng lưới và nhận lại phần thưởng. Cụ thể là số ETH của bạn sẽ bị khóa trong một được ví sử dụng để tham gia vào hoạt động của các chuỗi khối. Đổi lại, bạn sẽ nhận được phần thưởng từ việc đó. Về mặt lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể tham gia staking trên bất kỳ blockchain nào được vận hành bằng cơ chế thuật toán cổ phần PoS.

Theo tính toán thì khi ETH 2.0 ra mắt, bạn sẽ cần một lượng tối thiểu là 32 ETH để tham gia.

Xem thêm: Hơn 100,000 ETH bị khóa để staking trên Kraken trong 4 ngày

Ưu & nhược điểm từ việc Staking?

Khi tham gia staking trên hệ thống, lợi ích đầu tiên mà chúng ta dễ thấy là có được thu nhập từ việc trả thưởng. Điều này cũng giống như chúng ta cho vay một lượng ETH và nhận lại lãi vậy. Và dự kiến tỷ lệ trả thưởng cho việc staking này sẽ dao động ở mức từ 4%-10%.

Tham gia Staking ETH

Đương nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó. Khi đã tham gia staking thì hiển nhiên bạn sẽ bị giữ (block) khoản tiền ETH đó. Việc này dẫn đến hệ luỵ là nếu như thị trường có biến cố, các “staker” sẽ không thể rút được số ETH đó ra trước hạn để giảm thiểu rủi ro được.

Lời kết

Với những ưu điểm vượt trội mà Ethereum 2.0 cho thấy tới thời điểm hiện tại thì ETH 2.0 là một đồng đáng để chúng ta xem xét và đầu tư trữ. Đây có thể là cơ hội dành cho những ai bỏ lỡ việc đầu tư Ethereum (ETH) trong giai đoạn đầu, tuy nhiên cũng là rủi ro trong việc tham gia Staking như mình đã đề cập bên trên.

Cuối cùng, hy vọng những thông tin mà bài viết này cung cấp đã giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về chủ để đang được quan tâm này.

Đánh giá bài viết

Mời bạn tham gia nhóm trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn... mới nhất về thị trường Crypto & DeFi cùng hơn 5000+ anh em và cùng đội ngũ Review Invest.

Telegram Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *